Bạn đang xem bài viết Chất điện giải là gì? Vai trò, cách bổ sung chất điện li cho cơ thể tại mnkienhung.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hằng ngày, cơ thể chúng ta phải liên tục hoạt động rất dễ đổ mồ hôi và bị mất nước. Bổ sung các chất điện giải thông qua việc uống nước suối, trà, sữa tươi,… là một điều hết sức cần thiết cho cơ thể lúc này. Vậy bạn đã biết chất điện giải là gì chưa? Hãy cùng mnkienhung.edu.vn tìm hiểu ngay sau đây.
Chất điện giải là gì?
Chất điện giải là những khoáng chất tự nhiên được chất dịch trong cơ thể hòa tan tạo thành các ion mang điện tích, thường được tìm thấy trong máu, mồ hôi và nước tiểu bao gồm: Natri, kali, clo, canxi, carbonate, phosphate, magie,…
Chất này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình trao đổi chất, điều chỉnh và kiểm soát sự cân bằng của dịch cơ thể, thúc đẩy các quá trình khác diễn ra bên trong, từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả hơn.

Chất điện giải là những khoáng chất tự nhiên mang điện tích
Vai trò của chất điện giải đối với cơ thể
2.1 Vai trò chung của các chất điện giải
- Cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể.
- Kiểm soát mức axit/bazơ (pH) của máu.
- Thúc đẩy quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng vào các tế bào.
- Vận chuyển chất thải ra khỏi các tế bào nhanh chóng.
- Điều hòa huyết áp, giúp giảm tình trạng huyết áp quá cao hoặc thấp gây nguy hiểm tới sức khỏe.
- Tăng cường chức năng cơ bắp, kể cả cơ tim.
- Giúp hệ thần kinh hoạt động hiệu quả hơn.

Chất điện giải giúp phục hồi năng lượng cho cơ thể
2.2 Natri (Na+) duy trì cân bằng dịch cơ thể
Natri là chất điện giải rất quan trọng trong việc duy trì cân bằng dịch trong cơ thể. Nếu mất hoặc hạ quá nhiều natri do đổ mồ hôi có thể dẫn đến chuột rút, gây ra các biến chứng sức khỏe lớn. Natri còn trợ giúp chức năng thần kinh, cơ và cân bằng pH trong máu.

Natri (Na+)
2.3 Kali (K+) ngăn ngừa chuột rút
Kali có nhiều trong các nguồn thực phẩm. Trong chính cơ thể chúng ta cũng đã có lượng kali dự trữ cao. Kali kết hợp với natri giúp giảm bớt và ngăn ngừa chuột rút. Khi đổ mồ hôi, lượng kali hao hụt cũng không nhiều bằng natri.

Kali (K+) ngăn ngừa chuột rút
2.4 Canxi (Ca2+) điều hòa chức năng co cơ bắp và nhịp tim
Canxi là khoáng chất dồi dào nhất trong cơ thể, có tác động lớn đến quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng và chức năng sinh lý. Canxi cũng rất quan trọng cho sức khỏe của xương và cơ bắp. Thêm vào đó, canxi cũng tham gia vào quá trình tổng hợp và phân hủy glycogen của cơ và gan.

Canxi (Ca2+) giúp xương chắc khỏe
2.5 Magie (Mg2+) thư giãn cơ bắp
Magie và canxi hoạt động như cách natri và kali kết hợp cùng nhau. Trong khi canxi rất cần thiết cho các cơn co thắt cơ bắp thì magie lại giúp cơ bắp thư giãn. Ngoài ra, magie cũng hỗ trợ chuyển hóa glucose và được tham gia trong nhiều phản ứng enzyme.

Magie (Mg2+)
Khi nào cần bổ sung chất điện giải?
- Vì các chất điện giải đều có trong cơ thể của mỗi người. Vậy nên, đối với người lớn khỏe mạnh, chỉ cần một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng thì không cần phải bổ sung thêm các chất điện giải từ những thực phẩm chức năng khác.
- Các vận động viên nên sử dụng thêm đồ uống thể thao có chứa chất điện giải để giúp cân bằng sau các hoạt động thể chất kéo dài.
- Nếu bị tiêu chảy hoặc nôn, bạn cũng có thể tiêu thụ nước có chất điện giải để bổ sung lượng khoáng chất quan trọng bị mất.
- Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lạm dụng các chất bổ sung vì có thể gây tác dụng phụ đối với sức khỏe. Do đó, tốt nhất hãy nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bổ sung các chất điện giải.

Chất điện giải đều có trong cơ thể của chúng ta
Nguồn thực phẩm cần bổ sung để cân bằng điện giải
4.1 Thực phẩm bổ sung natri
Natri là chất điện giải dễ bị hao hụt nhiều nhất qua việc đổ mồ hôi khi luyện tập hay sốt cao, qua việc tiểu tiện, đại tiện khi bị tiêu chảy hoặc rối loạn đường ruột. Do đó, bạn nên dùng nhiều thực phẩm giàu natri như: nước dừa, socola, bơ đậu phộng, dầu oliu, dưa muối, bắp cải muối,…
Đối với các vận động viên thường xuyên luyện tập, hãy nên dùng các món ăn có thêm muối, ăn nhẹ socola sữa, bánh mì tròn với bơ đậu phộng để bù lại lượng natri đã mất sau thời gian vất vả tập luyện.

Thực phẩm bổ sung natri
4.2 Thực phẩm giàu kali
Kali có vai trò rất quan trọng trong nhiều quá trình chuyển hóa, lại chịu sự đào thải của thận nên rất cần bổ sung bằng phương pháp tự nhiên, do đó hãy chú ý bảo vệ thận thật khỏe mạnh.
Ngoài ra, kali cũng có nhiều trong hoa quả như: Chuối, cam, dưa, mận nho,… hay trong các loại rau củ như: cải xoăn, khoai lang, khoai tây,… Đây đều là những thực phẩm dễ tìm, vậy nên hãy kết hợp trong chế độ ăn hàng ngày của gia đình để bổ sung đủ lượng kali cho cơ thể.

Thực phẩm giàu kali
4.3 Thực phẩm giàu canxi
Canxi được cung cấp tự nhiên vào cơ thể thông qua các thực phẩm như: Trứng, cá mòi, bông cải xanh, súp lơ hoặc qua việc tiêu thụ sữa, các chế phẩm từ sữa và thủy sản.
Khi bị thiếu canxi, cơ thể sẽ xuất hiện các dấu hiệu như: Ngứa râm ran ở bàn chân, ngón tay, môi, lưỡi hoặc nặng hơn là co giật, rối loạn nhịp tim.

Thực phẩm giàu canxi
4.4 Thực phẩm giàu photpho
Photpho kết hợp cùng canxi có vai trò cấu tạo nên xương, răng và các tế bào. Biểu hiện của nguồn photpho trong cơ thể không ổn định là ngứa ngáy, yếu cơ, tuần hoàn kém, rối loạn nhịp tim.
Thế nên, để duy trì lượng photpho, chúng ta cần bổ sung sữa chua, trứng, thịt, cá, các loại đậu và hạt (hướng dương, hạnh nhân…). Ngoài ra thịt chế biến sẵn hoặc thịt đóng hộp cũng là nguồn photpho rất tốt.

Thực phẩm giàu photpho
4.5 Thực phẩm giàu magie
Thiếu magie cơ thể sẽ dần mệt mỏi, lừ đừ, suy kiệt. Nguyên nhân có thể do thói quen ăn uống kém, uống nhiều rượu, sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc giảm axit dạ dày trong thời gian dài.
Mỗi ngày cơ thể con người cần lượng magie trung bình là 350 – 400g. Để đảm bảo cung cấp đủ lượng magie, bạn có thể ăn cá, các loại hạt, các loại đậu khô, ngũ cốc có màu tối, rau có màu xanh đậm như rau ngót, rau muống, cải xanh, mồng tơi,…

Thực phẩm giàu magie
4.6 Nước điện giải ion kiềm
Nước điện giải ion kiềm (alkaline i-ionized water) còn được gọi chung là nước uống điện giải, được áp dụng công nghệ điện phân tách nước thành các ion H+ và OH- tốt cho sức khỏe, với thành phần giàu các chất điện giải như: Natri, canxi, kali, clo, magie, photpho,…
Nước uống giúp hỗ trợ quá trình trao đổi chất, điều tiết hoạt động của các cơ quan và duy trì sự vận động của cơ thể, từ đó ngăn ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nước ion kiềm cũng được Bộ y tế công nhận và khuyên dùng.

Nước điện giải ion kiềm
4.7 Nước bù điện giải oresol
Khi cơ thể rơi vào tình trạng mất nước và chất điện giải, bệnh nhân thường được khuyên dùng nước biển khô hay bột oresol. Đây là loại thuốc đặc trị nhằm hỗ trợ cho các bệnh cấp tính như tiêu chảy cấp, nôn mửa, sốt cao, sốt siêu vi,…

Nước bù điện giải oresol
Nhu cầu chất điện giải của cơ thể
Cách tốt nhất để cân bằng điện giải cho cơ thể là bổ sung các loại khoáng chất từ nguồn thực phẩm tươi và tự nhiên. Các nguồn thực phẩm tươi, sạch, đa dạng sẽ giúp cơ thể dễ dàng bổ sung nhanh chóng các chất điện giải bị thiếu hụt cũng như cung cấp các chất vitamin và khoáng chất khác cho cơ thể.
Bạn có thể tham khảo bảng tổng hợp thông tin và nguồn thực phẩm bổ sung chất điện giải dưới đây:
Các chất điện giải | Liều lượng cần nạp |
Natri | Trung bình 400mg/ngày |
Kali | Trung bình 4.700mg/ngày |
Canxi | Trung bình 1200mg/ngày |
Photpho | Trung bình 700mg/ngày |
Magie | Trung bình 300 – 400mg/ngày |
Nước điện giải ion kiềm | Trung bình 2,5 – 3,7l/ngày |
Nước bù điện giải Oresol | Trung bình 10ml/kg/ngày |

Thùng 48 hộp sữa tươi Nutimilk New Zealand ít đường 180 ml (từ 1 tuổi)
Tìm hiểu về mất cân bằng điện giải
6.1 Nguyên nhân
Mất cân bằng điện giải có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như hoạt động mạnh, lao động dưới nắng hay sốt trong 1 thời gian dài.
Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất có thể là do cơ thể mất nước. Ngoài ra, cơ thể bị chấn thương cũng gây mất cân bằng điện giải. Người bị mắc bệnh ung thư hay rối loạn tuyến giáp đôi khi cũng gặp tình trạng này.

Cơ thể mất nước khiến lượng chất điện giải thiếu cân bằng
6.2 Dấu hiệu
Chất điện giải có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Nếu cơ thể bị mất cân bằng điện giải, bạn sẽ có các biểu hiện như cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, người ngứa ngáy, yếu cơ, chướng bụng, tim đập không ổn định, nôn mửa, co giật,… nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong.

Cơ thể mệt mỏi, kiệt sức
6.3 Điều trị
Điều trị mất cân bằng điện giải phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng. Mức độ nhẹ có thể điều trị bằng các chất bổ sung, dịch truyền tĩnh mạch và thuốc uống có thể được cung cấp để giúp bù nước cho cơ thể và loại bỏ các khoáng chất dư thừa ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng, cân bằng lại mức điện giải.
Nhưng trường hợp nghiêm trọng hơn, nếu sự mất cân bằng liên quan đến tình trạng sức khỏe mãn tính như bệnh thận, suy tim hoặc vấn đề về tuyến giáp, thì bạn phải nhập viện và theo dõi để các bác sĩ chuyên khoa có kế hoạch điều trị phù hợp.

Siro Pediakid 22 Vitamines bổ sung vitamin và khoáng chất 125 ml (từ 1 tuổi)
Trên đây là tất cả các thông tin liên quan đến chất điện giải cũng như các nguồn thực phẩm bổ sung dưỡng chất mà các bạn có thể tham khảo. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn, bạn hãy liên hệ tổng đài 1900.866.874 hoặc truy cập website avakids.com để được hỗ trợ ngay!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Chất điện giải là gì? Vai trò, cách bổ sung chất điện li cho cơ thể tại mnkienhung.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.