Bạn đang xem bài viết Chọc ối là gì? Những trường hợp được chỉ định chọc ối tại mnkienhung.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Chọc ối là gì? Chọc ối là một phương pháp được sử dụng để chẩn đoán các bất thường trong nhiễm sắc thể của thai nhi trước khi sinh. Sau đây, chuyên mục Góc chuyên gia của mnkienhung.edu.vn xin chia sẻ một số thông tin quan trọng liên quan tới chọc ối, mời ba mẹ cùng theo dõi.
Chọc ối là gì?
Nước ối giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, nước ối còn giúp nuôi dưỡng và bảo vệ phôi thai khỏi các tác động bên ngoài cũng như tạo môi trường thuận lợi cho thai phát triển. Trong nước ối cũng bao gồm các tế bào được bong ra từ em bé.
Xét nghiệm những tế bào này sẽ giúp các bác sĩ phát hiện cácdị tật bẩm sinh bất thường về di truyền như hội chứng Down. Vậy chọc ối là gì?
Chọc ối là phương pháp sàng lọc trước sinh giúp chẩn đoán các trường hợp dị tật thai nhi trong thai kỳ. Dưới sự chỉ dẫn của siêu âm, một chiếc kim với kích thước rất nhỏ sẽ đi vào tử cung thông qua thành bụng để rút khoảng 15 – 30ml nước ối. Lượng nước ối lấy ra sẽ được gửi đi để thực hiện các xét nghiệm cần thiết.

Chọc ối là việc cần thiết để chẩn đoán các nguy cơ dị tật thai kỳ
Trường hợp được chỉ định chọc ối
Chọc ối là biện pháp can thiệp có khả năng giúp mẹ bầu phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh của thai nhi, tuy nhiên nó cũng tồn tại một số rủi ro nhất định. Chính vì vậy, không phải thai phụ nào cũng cần thực hiện chọc ối. Cụ thể, các bác sĩ sẽ chỉ định chọc ối trong những trường hợp sau:
- Những mẹ bầu mang thai tuổi 35 và ngoài 35 tuổi.
- Những mẹ bầu thực hiện Triple test, Double test, siêu âm đo độ mờ da gáy cho kết quả có nguy cơ cao.
- Những mẹ bầu thực hiện xét nghiệm sàng lọc NIPT cho kết quả nguy cơ cao.
- Ba/mẹ hoặc một số thành viên trong gia đình có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến yếu tố di truyền như thalassemia.
- Những trường hợp sinh con từng mắc dị tật bẩm sinh, nhất là các dị tật liên quan tới di truyền.
- Xuất hiện các dấu hiệu bất thường ở thai nhi trong quá trình siêu âm thai (sứt môi, dị tật tim, giãn não thất, hở hàm ếch,…).
Nếu bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu chọc ối, phương pháp này sẽ được tiến hành thực hiện từ tuần 15 – tuần 18 của thai kỳ.

Trường hợp được chỉ định chọc ối, các bác sĩ sẽ tiến hành vào khoảng tuần 15 – 18 của thai kỳ
Chọc ối được thực hiện như thế nào?
- Mẹ bầu nằm xuống theo hướng dẫn của y tá, bác sĩ tiến hành siêu âm để xác định tư thế của em bé và tình trạng nhau thai.
- Căn cứ vào hình ảnh siêu âm được hiển thị, bác sĩ sẽ xác định vị trí an toàn cho cả mẹ và bé để chọc ối. Tiếp theo, bác sĩ sẽ dùng chất khử trùng để vệ sinh phần bụng của mẹ sau đó tiến hành tiêm thuốc tê tại chỗ.
- Với sự hỗ trợ của chiếc kim đã được chuẩn bị và vô trùng trước đó, bác sĩ sẽ rút khoảng 15 – 20ml nước ối trong khoảng 30s.
- Sau khi quá trình lấy nước ối hoàn tất, bác sĩ sẽ kiểm tra xem liệu thai nhi có bị ảnh hưởng gì sau chọc ối hay không.
- Mẫu nước ối được lấy ra sẽ được đem đi thực hiện các xét nghiệm cần thiết.
Một số câu hỏi thường gặp về chọc ối
Chọc ối có đau không?
Trong quá trình thực hiện chọc ối, mẹ bầu sẽ có thể cảm thấy nhói và đau rút. Mức độ đau sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ.
Chọc ối có nguy hiểm không?
Theo các nghiên cứu trong thời gian gần đây, chọc ối để chẩn đoán dị tật thai nhi có thể gây sảy thai với tỷ lệ 1/500. Điều này có nghĩa rằng cứ 500 sản phụ thực hiện chọc ối sẽ có 1 người bị sảy thai.
Trường hợp mẹ bầu có một trong những yếu tố như: tử cung bị dị dạng, u xơ tử cung, máu tụ dưới màng đệm, màng ối chưa sáp nhập màng đệm, viêm âm đạo,… nguy cơ sảy thai sẽ cao hơn. Ngoài ra, các tình trạng như nhiễm trùng, rỉ ối, sinh non, thai lưu, vỡ ối cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, điều này là rất hiếm gặp.
Ở những mẹ bầu bị viêm gan B, mặc dù nguy cơ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ qua thai nhi là rất thấp nhưng nếu tải lượng virus HBV DNA của mẹ vượt quá 7 log 10 copies/ml, nguy cơ lây truyền là thật sự đáng quan ngại. Tuy nhiên, đối với tình trạng viêm gan C, khi chọc ối, bé sẽ có nguy cơ rất thấp bị lây nhiễm.
Mặc dù vậy, ở những mẹ bầu nhiễm HIV, tiến hành chọc ối sẽ làm gia tăng tình trạng truyền bệnh sang em bé. Nhất là ở những mẹ không được thực hiện điều trị HIV trước khi sinh.

Chọc ối tiềm ẩn nguy cơ gây sảy thai, tuy nhiên điều này là rất hiếm gặp
Chọc ối ở đâu?
Hiện nay, có rất nhiều các bệnh viện công và tư cung cấp dịch vụ chọc ối. Để quá trình chọc ối diễn ra an toàn nhất, mẹ cần lựa chọn các cơ sở y khoa uy tín. Dưới đây là một số bệnh viện sản phụ khoa mà mẹ có thể tham khảo:
Hà Nội
- Bệnh viện Phụ sản Trung Ương
- Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
- Bệnh viện Hồng Ngọc
- Bệnh viện Bạch Mai
- Bệnh viện Thu Cúc
Thành phố Hồ Chí Minh
- Khám thai ở Bệnh viện Từ Dũ
- Bệnh viện Phụ sản Mekong
- Bệnh viện Hùng Vương
- Bệnh viện quốc tế City
- Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec
Đôi lời từ mnkienhung.edu.vn
Hy vọng qua bài viết của mnkienhung.edu.vn, mẹ đã có thể hiểu rõ chọc ối là gì cũng như nắm bắt được các thông tin quan trọng liên quan. Chọc ối có thể khiến mẹ và bé đối mặt với một số nguy cơ nguy hiểm. Vậy nên, mẹ cần cân nhắc thật kỹ xem có nên chọc ối hay không. Chúc mẹ có một thai kỳ thật khỏe mạnh!
Bài viết của mnkienhung.edu.vn/ chỉ mang tính chất tham khảo, không có tác dụng thay thế việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Lan Anh tổng hợp
Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Chọc ối là gì? Những trường hợp được chỉ định chọc ối tại mnkienhung.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.