Bạn đang xem bài viết Cholesterol là gì? Có mấy loại? Giữ vai trò tốt hay xấu đối với cơ thể tại mnkienhung.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Cholesterol là loại chất béo thiết yếu trong cơ thể chúng ta, thường chứa nhiều trong các loại thực phẩm như thịt, sữa tươi, trứng,… Hãy cùng mnkienhung.edu.vn tìm hiểu cụ thể hơn về cholesterol là gì ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Cholesterol là gì?
Cholesterol là một thành phần quan trọng của lipid máu, đồng thời chúng tham gia hầu hết các hoạt động trong cơ thể. Bằng cách tham gia vào quá trình hoạt động của các tế bào sợi thân kinh, tham gia trong việc sản xuất một số loại hormone, cholesterol duy trì tốt các hoạt động bình thường của cơ thể và giúp cơ thể khoẻ mạnh.
Cơ thể lấy cholesterol từ 2 con đường là do tự cơ thể tổng hợp hoặc từ thức ăn. Hầu hết, khoảng 75% lượng cholesterol chính của cơ thể được sản xuất từ gan và một số cơ quan khác, phần còn lại lấy từ thức ăn. Những thức ăn chứa nhiều lượng cholesterol có trong các loài động vật như như thịt, sữa tươi, lòng đỏ trứng, nội tạng động vật.

Lốc 4 hộp sữa tươi Vinamilk có đường 180 ml (từ 1 tuổi)
Phân loại cholesterol
2.1. LDL– Cholesterol (Xấu)
LDL (low density lipoprotein cholesterol) hay còn gọi là cholesterol xấu có vai trò vận chuyển hầu hết cholesterol trong cơ thể. Khi LDL trong cơ thể tăng gây ra hiện tượng lắng đọng mỡ ở thành mạch máu. Đây chính là nguyên nhân chính gây nên xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,…
Các yếu tố liên quan đến hàm lượng LDL – cholesterol trong cơ thể tăng bao gồm: gia đình, chế độ dinh dưỡng, các thói quen xấu có hại cho sức khoẻ như lười vận động, hút thuốc lá hoặc người mắc các bệnh lý cao huyết áp, đái tháo đường.

Các mảng xơ vữa có thể gây hẹp hay tắc mạch máu
2.2. HDL – Cholesterol (Tốt)
HDL (lipoprotein tỷ trọng cao) còn được gọi là cholesterol tốt chiếm 25 – 30% lượng cholesterol trong cơ thể. Chúng có tác dụng mang các cholesterol từ máu về gan từ đó đưa cholesterol ra khỏi các mảng xơ vữa động mạch để hạn chế xảy ra các biến chứng tim mạch nguy hiểm có lợi cho cơ thể.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra sự tăng giảm hàm lượng HDL trong cơ thể có liên quan đến thói quen sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Bởi vậy, để tăng mức HDL và giảm nguy cơ mắc bệnh tim bạn nên tăng cường tập thể dục, giảm cân, bỏ thói quen hút thuốc lá,…

Chỉ số HDL tăng có lợi cho sức khoẻ
2.3. HDL – Cholesterol (Xấu)
HDL được xem là xấu trong trường hợp lượng cholesterol trong cơ thể thấp hơn mức giới hạn bình thường. Thông thường chỉ số này bình thường ở mức 3,6 – 5,2 mmol/L, tỷ số này càng thấp đồng nghĩa mỡ máu đang tăng cao, dễ hình thành mảng xơ vữa trong động mạch và gây nguy hiểm cho sức khỏe, phổ biến nhất là những vấn đề về tim mạch.

HDL cholesterol giảm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
2.4. Lp(a) – Cholesterol
Lp(a) là biến thể của LDL – Cholesterol thực hiện vận chuyển cholesterol trong máu. Một trong những nguy cơ làm hình thành nên các mảng xơ vữa động mạch là do hàm lượng Lp(a) cholesterol trong máu tăng cao. Bởi vậy nên duy trì hàm lượng này ở mức thấp hoặc không có để đảm bảo sức khoẻ.

Chỉ số Lp (a) cao trong các bệnh về tim mạch
Chức năng của cholesterol đối với cơ thể
Cholesterol có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể ngay cả khi chúng được xem là “xấu” bởi những chức năng sau đây:
3.1. Chức năng sản sinh hormon
Các hormon steroid cần thiết cho sự phát triển và hoạt động bình thường của cơ thể sẽ không thể được sản sinh ra nếu thiếu cholesterol. Cholesterol sản sinh ra hormon giới tính, estrogen và progesterone ở phụ nữ và testosterone ở nam giới.
Bên cạnh đó, các hormon steroid khác được sản sinh từ cholesterol như cortisol có chức năng tham gia điều tiết hàm lượng đường huyết và bảo vệ cơ thể chống loại nhiễm trùng. Aldosteron giúp giữ muối và nước trong cơ thể. Đây đều là 2 hormon quan trọng không thể thiếu trong cơ thể.
Đặc biệt, cơ thể có thể sử dụng cholesterol để tạo ra vitamin D có tác dụng xây dựng và duy trì xương chắc khỏe.

Siro Special Kid Calcium Vitamine D phát triển chiều cao 125 ml (từ 2 tuổi)
3.2. Chức năng tiêu hoá
Cơ thể sử dụng cholesterol để tạo mật hỗ trợ cho quá trình tiêu hoá thức ăn chứa chất béo. Theo đó, mất được tạo ra sẽ hoạt động như một chất nhũ hoá, phân giải các hạt mỡ lớn thành mỡ nhỏ để tiêu hoá chất béo. Nhờ có có mật mà chất béo được tiêu hoá giúp cơ thể hấp thụ chúng tốt hơn.
Ngoài ra, mật cũng tham gia hấp thụ các vitamin A, vitamin E, vitamin K và các vitamin tan trong dầu, được lấy từ thức ăn hoặc các chế phẩm bổ sung. Lượng dịch mật tiết ra không bị mất đi mà cơ thể sẽ tái hấp thu và sử dụng lại để sản xuất mật.

Cholesterol tạo mật hỗ trợ tiêu hoá thức ăn tốt hơn cho cơ thể
3.3. Chức năng tạo nên tế bào
Cholesterol kết hợp cùng với các lipid phân cực tạo nên cấu trúc của tất cả các tế bào trong cơ thể. Sự có mặt của cholesterol để tạo ra hàng rào bảo vệ cơ thể. Khi lượng cholesterol trong cơ thể thay đổi thì khả năng chuyển hóa và tạo năng lượng sẽ bị ảnh hưởng. Không chỉ thế, các hoạt động khác như hấp thu và tiêu hóa thức ăn cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.
Trong nhiều tế bào thần kinh, cholesterol giữ vai trò thiếu yếu giúp cho sự hình thành lớp vỏ myelin và dẫn truyền các xung thần kinh hiệu quả hơn.
3.4. Chức năng hỗ trợ hệ miễn dịch
Khi cơ thể bị nhiễm trùng, cholesterol xấu (LDL) sẽ tăng lên, gắn và bất hoạt các độc tố vi khuẩn nguy hiểm. Do đó, cholesterol là yếu tố chữa lành chủ chốt được sản sinh và gửi đến nơi tổn thương của cơ thể để đối phó với các cuộc tấn công của vi khuẩn hoặc virus.

Hỗ trợ hệ miễn dịch tấn công những tác nhân có hại cho cơ thể người
3.5. Chức năng chống oxy hoá
Cholesterol có vai trò như chất chống oxy hoá giúp làm liền các tổn thương gây ra bởi các gốc tự do trong cơ thể. Các vết thương trong cơ thể chứa nhiều gốc tự do do các tế bào miễn dịch sử dụng phân tử hoạt tính cao để phục vụ cho việc tiêu diệt vi khuẩn và độc tố. Theo đó, cholesterol sẽ thực hiện chức năng trung hòa các gốc tự do dư thừa này.
Ngoài ra, cholesterol cũng đóng vai trò trong việc hồi phục sau phẫu thuật. Cụ thể, gan sẽ khuấy động cholesterol khi các động mạch, tĩnh mạch và mao mạch nhỏ bị tổn thương khiến cơ thể tràn ngập LDL từ đó làm sạch và chữa lành các tổn thương tại các mạch máu và các mô.

Cholesterol đóng vai trò như chất chống oxy hoá
Đánh giá chỉ số cholesterol trong máu
Việc nắm bắt được các chỉ số bình thường hàm lượng cholesterol trong cơ thể sẽ giúp bạn đánh giá được cholesterol trong máu bình thường và mức độ đánh giá khả năng nguy hiểm để đảm bảo cơ thể khoẻ mạnh. Chỉ tiêu đánh giá hàm lượng cholesterol dựa vào bảng dưới đây:
Chỉ tiêu đánh giá |
Bình thường |
Ranh giới |
Nguy cơ cao |
Cholesterol toàn phần |
200 – 239 mg/dL |
>= 240 mg/dL |
|
Cholesterol HDL |
>= 60 mg/dL |
Nam: 40 – 59 mg/dL Nữ: 50 – 59 mg/dL |
Nam: Nữ: |
Cholesterol LDL |
130 – 159 mg/dL |
Nguy cơ: 100 – 129 mg/dL Nguy cơ cao: 160 – 189 mg/dL Nguy cơ rất cao: >=190 mg/dL |
Nguyên nhân gây cholesterol cao
- Thói quen ăn uống: Các loại thịt đỏ, sữa, chocolate hay bánh quy là những thực phẩm giàu chất béo bão hòa. Do đó, nếu bạn ăn quá nhiều các thực phẩm này sẽ khiến nồng độ cholesterol tăng cao, dẫn đến tình trạng xơ vữa mạch máu.
- Cân nặng: Thừa cân hay béo phì cũng là nguyên nhân khiến nồng độ cholesterol tăng cao. Vì thế, việc duy trì cân nặng ổn định sẽ giúp cơ thể giảm đáng kể lượng cholesterol LDL xấu và triglycerid.
- Hoạt động thể chất: Người lười vận động thường có nồng độ cholesterol cao hơn người vận động thường xuyên. Vì vậy, để giảm lượng cholesterol có trong cơ thể bạn cần rèn luyện thói quen luyện tập thể thao mỗi ngày.
- Hút thuốc lá: Thói quen hút thuốc lá không chỉ gây hại cho phổi mà còn khiến lượng cholesterol tốt giảm đáng kể. Từ đó, làm gia tăng lượng cholesterol xấu, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
- Yếu tố khác: Một trong những nguyên nhân khiến nồng độ cholesterol tăng cao là do yếu tố di truyền. Ngoài ra, việc nồng độ cholesterol cao có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị hoặc do người bệnh bị đái tháo đường, suy thận, suy giáp,…

Hút thuốc lá khiến lượng cholesterol tăng cao
Tác hại khi cơ thể thừa cholesterol
Một trong những tác hại của cơ thể khi thừa cholesterol là dễ mắc các bệnh về tim như tai biến mạch máu não (đột quỵ), nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, bệnh mạch vành,… Đây đều là các bệnh lý nghiêm trọng thậm chí là tử vong nếu không được điều trị sớm.
Hàm lượng LDL – cholesterol (loại xấu) tăng nhiều trong máu gây lắng đọng ở thành mạch máu từ đó hình thành mảng xơ vữa động mạch. Trong điều trị thừa cholesterol, LDL được coi là chỉ số quan trọng khi điều trị. LDL tăng có liên quan đến yếu tố gia đình, chế độ ăn, thói quen hút thuốc, lười vận động hoặc bệnh liên quan như tăng huyết áp,…
Hàm lượng HDL – cholesterol (loại tốt) chiếm khoảng 1/4 – 1/3 tổng số cholesterol trong máu. Nhờ có HDL các mảnh xơ vữa động mạch được vận chuyển ra khỏi thành mạch máu, có lợi cho cơ thể. Giảm HDL có thể là của một trong những nguyên nhân hút thuốc lá, thừa cân/béo phì, lười vận động,…

Thừa cholesterol có thể làm cao huyết áp
Giải pháp làm giảm cholesterol
6.1. Chế độ ăn khoa học
- Giảm chất béo bão hòa: Để giảm lượng cholesterol trong máu bạn cần hạn chế ăn các món từ thịt đỏ và uống sữa. Bởi đây là những thực phẩm có hàm lượng chất béo bão hòa cao, gây tăng cholesterol xấu LDL nếu tiêu thụ quá nhiều.
- Bổ sung axit béo omega 3: Cách giảm lượng cholesterol xấu trong máu hiệu quả là tăng cường lượng cholesterol tốt từ axit béo omega 3. Bạn có thể bổ sung dưỡng chất này từ các thực phẩm quen thuộc như cá hồi, cá trích, hạt óc chó, hàu,…
- Tăng cường chất xơ hòa tan: Ngũ cốc yến mạch, đậu Hà Lan, chuối, táo, măng tây,… là những thực phẩm giàu chất xơ hòa tan. Việc bổ sung các thực phẩm này trong mỗi bữa ăn sẽ làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu, giảm nguy cơ đột quỵ và mắc bệnh về tim mạch.

Yến mạch nguyên chất cán vỡ vị truyền thống Quaker 420g (dành cho bé từ 3 tuổi)
6.2. Tăng cường luyện tập thể dục
Vận động với cường độ vừa phải sẽ làm tăng lipoprotein tỷ trọng cao HDL. Do đó, để giảm lượng cholesterol bạn nên tập thể dục thường xuyên, tối thiểu là 30 phút mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp đi bộ nhẹ nhàng, đạp xe hoặc chơi thể thao để đốt cháy calo dư thừa và hạn chế tình trạng cholesterol tăng cao.

Tập luyện thể dục sẽ làm giảm lượng cholesterol trong máu
6.3. Từ bỏ thói quen xấu
Hút thuốc lá là thói quen không tốt cho sức khỏe. Việc cai thuốc lá sẽ làm tăng lượng cholesterol tốt trong máu, giúp huyết áp và nhịp tim duy trì ổn định. Hơn nữa, cai thuốc lá còn giúp cải thiện chức năng tuần hoàn máu và phổi, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ.
Bên cạnh hút thuốc, uống rượu cũng là nguyên nhân khiến nồng độ cholesterol tăng cao, gây đột quỵ và cao huyết áp. Do đó, để giảm lượng cholesterol và các bệnh liên quan bạn nên hạn chế dùng thức uống này.
Đối với phụ nữ và nam giới trên 65 tuổi, chỉ nên uống 1 ly rượu mạnh hoặc nửa lon bia trong ngày. Còn đối với nam giới dưới 65 tuổi, chỉ nên uống 2 ly rượu mạnh hoặc 1 lon bia trong ngày.

Cai thuốc lá sẽ làm tăng lượng cholesterol tốt trong máu
Cholesterol là một thành phần quan trọng của lipid máu, tham gia vào các hoạt động trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn bị thừa cholesterol vẫn đem lại nhiều tác hại cho cơ thể. Nếu có bất kỳ thắc mắc vui lòng liên hệ 1900.866.874 (7h20 – 22h00) hoặc website avakids.com để được giải đáp nhanh nhất!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cholesterol là gì? Có mấy loại? Giữ vai trò tốt hay xấu đối với cơ thể tại mnkienhung.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.