Bạn đang xem bài viết Choline là gì, có trong thực phẩm nào? Vai trò của Choline đối với cơ thể tại mnkienhung.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Choline là dưỡng chất thiết yếu cần có trong chế độ ăn uống của mỗi người để duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ vai trò cụ thể của choline là gì, có trong thực phẩm nào? Cùng mnkienhung.edu.vn tìm hiểu ngay nhé!
Choline là gì?
Choline là hợp chất hữu cơ tan trong nước, không phải vitamin cũng không phải khoáng chất, và được xếp vào nhóm phức hợp vitamin B (vitamin B-complex) do có nhiều điểm tương đồng. Choline ảnh hưởng đến nhiều chức năng quan trọng của cơ thể như: Giúp duy trì tế bào, tổng hợp DNA, chuyển hóa chất béo, hỗ trợ hoạt động của hệ thần kinh,…
Trong cơ thể con người, gan là cơ quan đóng vai trò tổng hợp và sản xuất choline, nhưng hàm lượng choline mà gan tổng hợp được tương đối thấp và không đủ cung cấp cho cơ thể, chính vì vậy bạn cần bổ sung thêm choline từ thực phẩm hàng ngày.

Choline là một chất dinh dưỡng thiết yếu mà bạn nên bổ sung
Vai trò của choline đối với cơ thể
2.1. Cải thiện trí nhớ và nhận thức
Vào năm 1998, các chuyên gia từ Viện Y học Hoa Kỳ đã công nhận choline là một chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh trí nhớ, tâm trạng và tư duy của mỗi con người.
Bên cạnh đó choline cùng folate và vitamin B-12 là những dưỡng chất thiết yếu trong quá trình tổng hợp DNA, phát triển chức năng não bộ. Lượng choline sẽ ảnh hưởng tới chức năng của não bộ như sau:
- Cải thiện trí nhớ
- Cải thiện sự phát triển của não bộ
- Cải thiện sức khỏe tinh thần

Choline giúp cải thiện trí nhớ và nhận thức
2.2. Bảo vệ tim mạch
Đối với trẻ em và người lớn, việc tăng cường bổ sung lượng choline đầy đủ qua chế độ ăn uống hằng ngày là một trong những cách giúp bảo vệ hệ thống tim mạch, giảm các bệnh về tim mạch và nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

Bảo vệ tim mạch
2.3. Tăng cường trao đổi chất
Choline đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận chuyển và chuyển hóa chất béo. Do vậy, việc thiếu hụt hàm lượng choline là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tích tụ chất béo, tăng cholesterol ở gan và một số bộ phận khác trong cơ thể.

Tăng cường trao đổi chất
2.4. Giảm biến chứng trong thai kỳ
Choline liên quan mật thiết tới sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của mỗi thai nhi. Việc cung cấp đầy đủ Choline trong giai đoạn thai kỳ giúp thai nhi phát triển tốt và mẹ giảm các dấu hiệu của tiền sản giật như huyết áp cao, sưng phù và đau đầu dữ dội.
2.5. Cải thiện dấu hiệu u xơ nang
Một nghiên cứu năm 2018 về tác dụng của choline đã được tiến hành với sự tham gia của 10 tình nguyện viên nam giới mắc bệnh u xơ nang trong độ tuổi trưởng thành. Sau khi kết thúc thử nghiệm kết quả cho thấy việc bổ sung choline đã cải thiện được chức năng phổi và giảm các triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ.

Choline cải thiện dấu hiệu u xơ nang
Choline có trong thực phẩm nào?
Choline được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm khác nhau. Cụ thể:
3.1. Nhóm thịt động vật
Nhóm thịt động vật là nguồn cung cấp choline vô cùng dồi dào bao gồm thịt lợn nạc, cá, thịt bò, tôm, thịt gà, thịt cừu, thịt chân ếch,… Cụ thể: 100g cá hồi chứa 113 mg choline, 100g gan bò áp chảo đem tới 418 mg choline, 100g thịt bò cho ra 136 mg choline, thịt gà chứa từ 220 – 320 mg choline,…
3.2. Nhóm hạt
Choline có nhiều trong các loại hạt như hạnh nhân, đậu nành, đậu lima, hạt diêm mạch, đậu hà lan,… và các chế phẩm từ hạt như sữa hạt, ngũ cốc yến mạch,… Cụ thể 100g đậu lima đã nấu chín chứa 44 mg choline, 100g đậu Hà Lan cung cấp 30 mg choline, 100g hạnh nhân chứa khoảng 52 mg choline, 100g đậu nành rang chứa 124 mg choline,…

Lốc 3 hộp sữa đậu nành hạnh nhân không đường 137 Degrees 180 ml (từ 1 tuổi)
3.3. Nhóm rau củ
Nhóm rau củ cũng là một trong những thực phẩm giàu choline không thể thiếu trong khẩu phần dinh dưỡng mỗi ngày của con người, gồm có: Súp lơ, cải brussels, mầm lúa mì, cần tây, cà chua, rau mùi,… Cụ thể 100g súp lơ nấu chín chứa 58 mg choline, cải brussels và bông cải xanh nấu chín chứa khoảng 33 mg choline,…
3.4. Phô mai
Phô mai là loại thực phẩm chứa lượng choline cao có nguồn gốc từ sữa, 210 gram phô mai tươi nguyên chất cung cấp đến 39 mg choline.

Phô mai Con Bò Cười Le Cube vị sữa gói 15 viên 78g (từ 1 tuổi)
Cách bổ sung choline hiệu quả
Viện Y học Mỹ đã thiết lập bảng hàm lượng choline cần thiết mỗi ngày để duy trì một cơ thể khỏe mạnh và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thiếu hụt choline.
Đối với phụ nữ trưởng thành, mỗi ngày cần bổ sung đủ 425 mg choline, với nam giới trưởng thành là 550 mg. Tuy nhiên lượng choline có thể thay đổi lên xuống tùy theo tình trạng của từng người và giới tính của họ. Lượng choline ước tính như sau:
Đối tượng | Liều lượng |
0 – 1 tuổi | 125 – 150 mg/ngày |
1 – 3 tuổi | 200 mg/ngày |
4 – 8 tuổi | 250 mg/ngày |
9 – 13 tuổi | 375 mg/ngày |
Nữ 14 – 19 tuổi | 400 mg/ngày |
Nam 14 – 19 tuổi | 550 mg/ngày |
Phụ nữ mang thai | 450 mg/ngày |
Phụ nữ cho con bú | 550 mg/ngày |
Những đối tượng có nguy cơ thiếu choline
Tình trạng thiếu hụt choline đối với cơ thể không thường xuyên xảy ra, tuy nhiên có một số nhóm đối tượng có nguy cơ thiếu choline cao đáng lưu ý:
- Vận động viên chạy đường dài.
- Người hay sử dụng rượu bia.
- Phụ nữ mãn kinh: Vì hormone estrogen hỗ trợ sản xuất choline trong cơ thể giảm xuống khiến nguy cơ thiếu choline tăng lên.
- Phụ nữ mang thai: Nhu cầu choline trong thai kỳ tăng cao khiến nhóm này dễ có nguy cơ thiếu hụt choline.

Sữa bầu Frisomum Gold hương cam 900g bổ sung choline cho mẹ bầu
Những biểu hiện của cơ thể khi thiếu và thừa choline
6.1. Thiếu choline
Nếu hàm lượng choline trong cơ thể quá thấp thì có thể gây ra một số tình trạng sức khỏe không tốt như:
- Các vấn đề về tim mạch.
- Một số bệnh lý như Alzheimer, có liên quan đến hệ thần kinh trung ương.
- Gan nhiễm mỡ.
- Các vấn đề liên quan ống thần kinh.
- Tổn thương cơ bắp.
6.2. Thừa choline
Ở chiều ngược lại, nếu hàm lượng choline trong cơ thể quá cao cũng gây ra những tác động xấu cho cơ thể:
- Huyết áp thấp.
- Ra nhiều mồ hôi.
- Buồn nôn.
- Tăng tuyến nước bọt một cách thất thường.
- Gan nhiễm độc.
- Mùi cơ thể tanh.

Buồn nôn là dấu hiệu cho thấy cơ thể dư thừa choline
Một số lưu ý khi bổ sung choline
Để bổ sung choline cho cơ thể hiệu quả nhất, bạn cần chú ý đến một số lưu ý:
- Cần bổ sung lượng choline vừa đủ, vì dư thừa choline không chỉ khiến cơ thể khó chịu mà đây còn là nguyên nhân gây ra một số phản ứng phụ như gây mùi hôi cơ thể, nôn mửa, tiêu chảy, hạ huyết áp, một số bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa,…
- Một số đối tượng như: Vận động viên chạy đường dài, người hay uống rượu bia, phụ nữ mãn kinh, phụ nữ mang thai, người ăn chay là những nhóm đối tượng dễ có nguy cơ thiếu hụt choline. Do vậy cần chú ý bổ sung kết hợp các loại thực phẩm chứa choline trong chế độ ăn hằng ngày.
- Sữa mẹ là nguồn cung cấp choline dồi dào cho trẻ sơ sinh. Khi trẻ lớn hơn, mẹ có thể kết hợp sử dụng thêm sữa ngoài để bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho trẻ phát triển toàn diện. Một số loại sữa bột dành cho trẻ, bạn có thể tham khảo: Sữa bột Nutren, sữa bột Pediasure, sữa bột Similac, sữa bột Aptamil, sữa bột Enfa, sữa bột Abbott Grow, sữa bột Friso, sữa bột Nutifood, sữa bột Glico, sữa bột HiPP, sữa bột ColosBaby, sữa Grow Plus đỏ, sữa bột Dielac, sữa bột Meiji, sữa Nan, sữa bột Vinamilk,…

Sữa bột Abbott PediaSure BA hương vani 1.6 kg (1 – 10 tuổi) bổ sung choline cho bé
Choline có vai trò quan trọng đối với cơ thể, hãy bổ sung lượng choline cần thiết qua chế độ ăn uống hàng ngày để cơ thể khỏe mạnh nhất. Nhanh tay truy cập website avakids.com hoặc tổng đài 1900.866.874(7:30 – 22:00) để được tư vấn và đặt mua nhé!
1. https://www.healthline.com/nutrition/what-is-choline
2. https://ods.od.nih.gov/factsheets/Choline-HealthProfessional/
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Choline là gì, có trong thực phẩm nào? Vai trò của Choline đối với cơ thể tại mnkienhung.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.