Bạn đang xem bài viết Da dầu là gì? Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách chăm sóc tại mnkienhung.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Da dầu là loại da bóng nhờn do tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ, dễ gây nên mụn. Vậy có nên đắp mặt nạ, tẩy tế bào chết, thoa kem dưỡng da,… để chăm sóc làn da dầu không? Hãy cùng mnkienhung.edu.vn tìm hiểu da dầu là gì và cách chăm sóc làn da này nhé!
Da dầu là gì?
Da dầu, hay da nhờn, là khi các tuyến bã nhờn nằm dưới da hoạt động mạnh tiết ra nhiều dầu hơn mức bình thường. Bã nhờn là một hỗn hợp gồm chất béo và các mảnh vụn tế bào trên bề mặt da tạo thành, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp độ ẩm cho làn da, nhưng nếu lượng dầu thừa trên mặt quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng da dầu.
Bên cạnh đó, da mặt sẽ dễ bóng dầu ở lỗ chân lông, mũi gây mất thẩm mỹ khiến người có làn da dầu không thoải mái và luôn cảm thấy tự ti. Thường thì ở người đang dậy thì, người trẻ dễ gặp hiện tượng này nhất. Khi này, những hoạt động trao đổi trên da diễn ra chưa được ổn định và sự thay đổi của nội tiết tố khiến da bạn ngày càng bóng dầu hơn.

Bã nhờn là một hỗn hợp gồm chất béo và các mảnh vụn tế bào trên bề mặt da tạo thành
Đặc điểm nhận biết da dầu
Để nhận biết như thế nào là làn da dầu bạn có thể tham khảo qua một vài dấu hiệu dưới đây:
- Làn da luôn bóng nhờn do tuyến bã nhờn hoạt động quá mức.
- Lỗ chân lông to, đặc biệt là ở vùng chữ T (trán, mũi, cằm) do tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông tạo thành.
- Dễ bị nổi mụn viêm, mụn đầu đen trên da do lỗ chân lông bị bí tắc.
- Da để lại vết dầu, nhất là khi ngủ dậy vào buổi sáng. Điều này dễ nhận thấy khi bạn sử dụng giấy thấm dầu hoặc chạm làn da vào bề mặt điện thoại, ngón tay,…
- Làn da dầu dẫn đến việc trang điểm khó khăn, vì bã nhờn tiết ra nhiều gây cho lớp trang điểm bị loang lỗ.
- Loại da dầu thường dễ khiến làn da bạn bị bắt nắng, sạm màu.
- Bạn nên dùng giấy thấm dầu để định hình đúng mình có thuộc loại da này không. Sau khi áp dầu vào trán, hai má, hai cánh mũi, cằm,… bạn có thể thấy rõ được vệt dầu trên bề mặt miếng giấy.

Lỗ chân lông to, đặc biệt là ở vùng chữ T (trán, mũi, cằm)
Nguyên nhân dẫn đến da dầu
3.1. Di truyền
Tình trạng da dầu có xu hướng di truyền trong gia đình. Một trong hai cha mẹ hoặc cả cha và mẹ có da dầu thì khả năng cao con sinh ra cũng sẽ có một làn da với tuyến bã nhờn hoạt động mạnh.
3.2. Tuổi tác
Ở độ tuổi dậy thì hoặc thanh thiếu niên, cơ thể sẽ tiết ra một loại hormone gọi là androgen, hormone này gây kích thích tuyến bã nhờn dưới da hoạt động mạnh hơn khiến da tiết nhiều dầu hơn.
Tuy nhiên tuổi càng cao, da càng tiết ra bã nhờn ít hơn. Bên cạnh đó, quá trình lão hoá cũng làm mất đi lượng collagen của da khiến cho tuyến bã nhờn hoạt động chậm lại, các nếp nhăn sẽ hiện rõ hơn. Chính vì vậy mà nhiều người cao tuổi sẽ có làn da khô. Nên kiểm tra lại tình trạng da của mình khi tuổi cao để xác định được đúng loại da.
3.3. Lỗ chân lông to
Lỗ chân lông sẽ bị giãn nở do cân nặng, tuổi tác hoặc do da bạn đã từng bị nổi mụn. Trong khi đó tuyến bã nhờn nằm dưới lỗ chân lông, nếu lỗ chân lông to sẽ làm cho da bạn tiết ra nhiều dầu hơn gây nên tình trạng da dầu. Nên tìm hiểu và áp dụng các biện pháp hỗ trợ thu nhỏ lỗ chân lông.

Lỗ chân lông to sẽ khiến cho da tiết nhiều dầu hơn
3.4. Môi trường sống
Làn da của mọi người thường có xu hướng đổ nhiều dầu hơn trong môi trường khí hậu nóng ẩm hoặc vào mùa hè. Có thể khắc phục tình trạng da dầu bằng cách sử dụng giấy thấm dầu hoặc các sản phẩm chăm sóc da giúp kiểm soát, hấp thụ dầu.
3.5. Sử dụng sản phẩm không phù hợp
Sử dụng các sản phẩm không phù hợp với làn da có thể khiến cho lượng dầu tiết ra nhiều hơn. Cần lựa chọn đúng các sản phẩm chăm sóc cho da để hạn chế được lượng dầu thừa trên mặt. Cụ thể, đối với làn da dầu nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có kết cấu mỏng nhẹ, thẩm thấu nhanh chóng, tránh tình trạng bí tắc lỗ chân lông và bóng dầu trên mặt.
3.6. Không dưỡng ẩm đúng cách
Nếu không cung cấp đủ độ ẩm cho da sẽ làm cho da trở nên dầu hơn vì da sẽ phải tiết ra lượng dầu thừa để cân bằng lại độ ẩm tự nhiên trên mặt. Nếu bạn đang sử dụng các sản phẩm trị mụn như salicylic acid, benzoyl peroxide hoặc retinols, bạn nên sử dụng thêm các sản phẩm như xịt khoáng, toner, kem dưỡng ẩm không chứa dầu và có nhiều gốc nước để giúp da không bị khô, đồng thời giữ cho lỗ chân lông được thông thoáng.

Kem dưỡng ẩm sâu Klairs Rich Moist Soothing 80 ml
3.7. Chăm sóc da quá mức
Việc lạm dụng sữa rửa mặt và tẩy tế bào chết có thể khiến cho làn da bị tổn thương, khô ráp, trở nên bong tróc làm lượng dầu tiết ra nhiều hơn để khôi phục lại độ ẩm cần có cho da. Vì thế, bạn chỉ nên rửa mặt hai lần một ngày để loại bỏ lớp dầu nhờn trên mặt. Không sử dụng kem chống nắng cho da cũng là một nguyên nhân khiến da bị mất nước dẫn tới da nhờn nhiều hơn.

Kem chống nắng làm dịu và dưỡng sáng Some By Mi Truecica Mineral Calming SPF 50+ PA++++ 50 ml
3.8. Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng
Thức ăn mỗi ngày của bạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng của da. Bạn có thể tham khảo những loại thức ăn gây nên hiện tượng đổ dầu sau đây:
- Thực phẩm chứa lượng đường cao.
- Nhóm dầu thực vật không được lành mạnh.
- Những loại thức ăn chứa dầu mỡ: Khi bạn ăn nhiều thức ăn chứa dầu mỡ sẽ không khiến làn da tiết ra dầu. Nhưng hơi dầu từ thức ăn ấy sẽ dính vào tay hoặc bám vào da mặt, khiến lỗ chân lông bít tắc, từ đó gây nên da dầu.
3.9. Stress
Khi bạn gặp stress làm cho cơ thể giải phóng một số nội tiết tố như cortisol và androgen từ tuyến thượng thận. Cũng chính những loại hormone đã giúp tăng hoạt động của các tuyến bã nhờn trên làn da. Tình trạng mụn trứng cá, tắc nghẽn lỗ chân lông vì mức dầu điều tiết ra nhiều hơn.
Tác hại của da dầu
4.1. Lỗ chân lông giãn nở
Lỗ chân lông bị giãn nở to chính là tác hại mà bạn dễ nhận thấy nhất của da dầu. Nguyên nhân xuất phát từ tuyến dầu hoạt động với năng suất cao nên đã sản sinh nên lượng dầu lớn bên trong những lỗ chân lông, từ đó mới gây ra hiện tượng lỗ chân lông to. Đây cũng là một trong những tác hại bạn có thể dễ dàng nhận biết nhất.
4.2. Các vấn đề về mụn
Việc đổ dầu nhiều trên da gây ra tình trạng bít tắc lỗ chân lông, tạo nên cảm giác khó chịu khi da mặt bị lớp dầu bao phủ. Cũng vì điều này đã khiến cho làn da bị vi khuẩn bám vào cũng như xâm nhập thông qua lỗ chân lông gây lên mụn và viêm nhiễm. Da dầu thường dễ gặp các loại mụn như mụn trứng cá, mụn viêm, mụn đầu đen.

Cách khắc phục và chăm sóc làn da dầu
5.1. Khắc phục da dầu từ bên trong
Uống đủ nước
Nguyên nhân thiếu nước đã kích thích các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn và nếu muốn giảm bớt dầu trên da bạn cần đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể. Mỗi ngày bạn cần duy trì việc uống 2 lít nước lọc và uống nước vào buổi sáng trước khi ăn.
Đây cũng được xem là phương pháp thích hợp để nạp thêm năng lượng khi trải qua một đêm hoạt động, vừa giảm thiểu lượng dầu tiết ra và vừa để loại bỏ các loại độc tố trong cơ thể.

Nước tinh khiết Dasani 500 ml
Bổ sung thêm vitamin trong chế độ ăn
Hoa quả, rau xanh chứa hàm lượng vitamin cao và cũng chính là thực phẩm có thể giữ ẩm, điều tiết chất nhờn cho làn da của bạn. Cùng với đó, để chăm sóc làn da dầu thì bạn cần bổ sung thêm các loại trái cây, rau xanh trong thực đơn mỗi ngày như chuối, quýt, cam, cà rốt, bơ, nước dừa và đặc biệt nên tránh tiêu thụ nhiều loại thực phẩm dầu mỡ.
Giảm căng thẳng và ngủ đủ giấc
Stress thực chất không trực tiếp gây ra mụn, điều này đã nhận được sự công nhận từ các bác sĩ da liễu. Nhưng đây cũng là lý do gây sản sinh quá mức hormone cortisol cũng như ức chế quá trình sản sinh ra hyaluronic acid. Chất này đóng vai trò quan trọng trong quá trình bảo vệ da khỏi các tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài và giữ ẩm cho da.
Nếu bạn thiếu dưỡng chất này thì vô tình đã kích thích tuyến bã nhờ hoạt động mạnh mẽ, gây ra làn da bóng dầu hơn. Hormone cortisol có thể được xem là tác nhân kích thích ra androgen và cũng là nguyên nhân chính gây bít tắc lỗ chân lông từ đó sinh ra mụn. Vì vậy, bạn cần đi ngủ đúng giờ, đủ giấc và thư giãn vào cuối ngày để có tinh thần tốt nhé!
5.2. Chăm sóc da từ bên ngoài
Thực hiện các bước chăm sóc da đúng cách có thể hỗ trợ khắc phục tình trạng da dầu một cách hiệu quả:
Tẩy trang
Tẩy trang là bước quan trọng để làm sạch da trong chu trình chăm sóc da hàng ngày. Chú ý tẩy trang kĩ vào cuối mỗi ngày cho dù có trang điểm hay chỉ bôi mỗi kem chống nắng trên da. Đối với da dầu, nên dùng các sản phẩm nước tẩy trang thay vì dạng dầu để tránh gây tình trạng bí tắc lỗ chân lông khi không nhũ hoá kĩ.

Nước tẩy trang tinh dầu Babassu Avander 150 ml
Làm sạch
Chỉ dùng tẩy trang để làm sạch da là chưa đủ, cần kết hợp sử dụng thêm sữa rửa mặt để vệ sinh da được tốt nhất. Nên rửa mặt ít nhất hai lần vào buổi sáng và tối để loại bỏ được lượng dầu thừa trên da, tránh bít tắc lỗ chân lông. Ngoài ra, bạn cần chọn loại sữa rửa mặt lành tính chuyên dùng cho da dầu, tránh các loại xà phòng hoặc các thành phần có hóa chất lạnh, làm khô da hoặc gây kích ứng da.
Không nên dùng bông tắm hay khăn tắm xơ cứng để lau mặt, điều này sẽ tạo ma sát kích thích da tiết dầu nhiều hơn. Thay vào đó, sau khi rửa mặt bạn hãy dùng một chiếc khăn mềm lau thật nhẹ nhàng.

Sữa rửa mặt ngừa mụn và se nhỏ lỗ chân lông Vichy 125ml
Cân bằng da với toner
Sau khi làm sạch, hãy sử dụng toner để cân bằng độ pH cho da, giữ được độ ẩm cần thiết và kiểm soát được lượng dầu tiết ra trên da.

Toner Some By Mi chiết xuất Trà Xanh 150 ml
Điều trị da dầu
Để điều trị da dầu, bạn có thể sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có thành phần như:
- Tràm trà: Da dầu thường sẽ gây mụn, tràm trà đóng vai trò tuyệt vời trong khả năng chống viêm do mụn và ngăn ngừa mụn hiệu quả.
- Đất sét: Chứa nhiều khoáng chất có lợi cho da, trong đó có kẽm giúp kháng viêm mụn hiệu quả; bentonite và kaolin giúp thẩm thấu sâu vào da và làm sạch da giúp da săn chắc và tươi sáng hơn. Ngoài ra, đất sét còn thúc đẩy quá tình tái tạo tế bào, ngăn chặn tiết dầu quá mức.
- Niacinamide: Là một dạng của vitamin B3 giúp tái tạo da, cải thiện quá trình lão hóa da. Ngoài ra, niacinamide còn giúp kháng viêm, điều trị mụn trứng cá hiệu quả.
- Trà xanh: Chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa làm chậm quá trình lão hóa da, kết hợp với chất tannins có trong trà xanh giúp thu nhỏ lỗ chân lông hạn chế được tình trạng tiết dầu dư thừa. Hơn hết, đặc tính nổi trội là kháng khuẩn sẽ giúp tình trạng mụn cải thiện rõ rệt.
- BHA (Salicylic acid): Đây là chất thường có trong các sản phẩm trị mụn hoặc sữa rửa mặt dành cho da dầu, da nhạy cảm. BHA có thể hòa tan được trong dầu, thẩm thấu vào sâu trong da giúp loại bỏ lớp da chết, tái tạo lại tế bào da mới kèm đặc tính kháng khuẩn sẽ giúp điều trị mụn hiệu quả.
- Hyaluronic acid: Đóng vai trò điều tiết và kiểm soát lượng dầu dư thừa hiệu quả, tránh tình trạng khô da.

Mặt nạ giấy 3 bước Tràm Trà dưỡng da Rainbow L’affair Multi Care V5 33 ml
Dưỡng ẩm
Da dầu cần được dưỡng ẩm cẩn thận vào cả buổi sáng và tối. Nếu để da bị khô và không được cung cấp đủ độ ẩm, lượng dầu tiết ra sẽ nhiều hơn khiến cho lỗ chân lông dễ bị bí tắc.

Gel sữa giảm mụn và che khuyết điểm cho da mụn Vichy Normaderm Phytosolution 50 ml
Tẩy tế bào chết thường xuyên
Tẩy tế bào chết có mục đích chính là loại bỏ các loại bã nhờn bám trên da, mang lại làn da sạch và đồng thời giải phóng lỗ chân lông khỏi những chất cặn bã. Bạn chỉ nên sử dụng phương pháp này với tần suất 1 – 2 tuần/lần, nhằm để tránh làm khô da, kích ứng da nên bạn không nên lạm dụng tẩy tế bào chết quá nhiều.
Đắp mặt nạ
Bạn có thể tìm thấy nhiều cách làm mặt nạ và dùng để kiểm soát được lượng dầu tiết ra trên da. Ví dụ như lòng trắng trứng – nước cốt chanh, táo – mật ong, nước cốt chanh – dưa leo,… sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng khác nhau để nuôi dưỡng làn da một cách hiệu quả.
Lưu ý khi chọn sản phẩm cho da dầu
Khi chọn sản phẩm cho da dầu cần chú ý một số điều như sau:
- Sử dụng sữa rửa mặt cho da dầu dịu nhẹ: Không nên sử dụng các loại sữa rửa mặt có khả năng tẩy mạnh để loại bỏ dầu thừa vì sẽ làm da bị khô và càng tiết thêm nhiều dầu. Chỉ nên sử dụng các sản phẩm có độ pH trung bình từ 5.5 đến 6.5 và có thành phần an toàn.
- Chọn các sản phẩm chăm sóc da phù hợp: Đối với toner, nên sử dụng các sản phẩm toner có thành phần kháng viêm, kiềm dầu. Đối với kem dưỡng ẩm, nên ưu tiên các loại kem dưỡng dạng lotion hoặc gel có chứa các thành phần như: Hyaluronic acid, glycerin, niacinamide,… Toner và kem dưỡng ẩm có vai trò vô cùng quan trọng hỗ trợ kiểm soát dầu trên da.
- Thường xuyên xịt khoáng cấp ẩm: Xịt khoáng thường xuyên sẽ giúp cấp ẩm cho da, đặc biệt là khi bạn phải ngồi làm việc trong môi trường khô như phòng máy lạnh. Điều này sẽ giúp hạn chế được lượng dầu thừa tiết ra.
- Tẩy tế bào chết và đắp mặt nạ: Chú ý tẩy tế bào chết và đắp mặt nạ định kỳ 2-3 lần/tuần để loại bỏ được lượng dầu thừa trên da, ngăn ngừa mụn hình thành. Da dầu nên sử dụng các loại tẩy da chết dạng gel có hạt hoặc không hạt có chứa bùn khoáng, than hoạt tính, tràm trà,… Không nên sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết có hạt scrub kích thước lớn có thể làm tổn thương da mặt.
- Chú ý bao bì sản phẩm: Khi chọn lựa một loại mỹ phẩm nào đó dành cho da dầu, bạn cần lưu ý các sản phẩm có ghi trên bao bì như “Mattifyng – giúp da khô thoáng”, “Oil control – kiểm soát dầu”, “Purifying – thanh lọc da”, “Anti Shine – hạn chế bóng dầu”.

Dung dịch tẩy tế bào chết phục hồi da mặt dành cho da dầu By Wishtrend Mandelic Acid 5% 120 ml
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thông tin giúp bạn biết cách chăm sóc da dầu một cách hiệu quả nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm, truy cập ngay website avakids.com hoặc liên hệ đến hotline 1900.866.874 để được hỗ trợ một cách nhanh nhất.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Da dầu là gì? Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách chăm sóc tại mnkienhung.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.