Bạn đang xem bài viết Đau tăng trưởng là gì? Làm gì khi trẻ bị đau tăng trưởng? tại mnkienhung.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trong quá trình phát triển, một số trẻ thường xuyên đau chân nhưng khi thăm khám bác sĩ chẩn đoán trẻ không gặp tổn thương nào mà chỉ là cơn đau tăng trưởng. Vậy, đau tăng trưởng là gì và bố mẹ cần làm gì khi trẻ đau tăng trưởng, cùng chuyên mục Góc chuyên gia của mnkienhung.edu.vn tìm hiểu ngay nhé!
Đau tăng trưởng là gì?
Đau tăng trưởng là gì là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh, dưới đây là phần giải đáp cho thắc mắc này.
Đau tăng trưởng là cảm giác đau nhức, khó chịu ở những vùng cơ của tay chân ở những trẻ trước tuổi đi học và dậy thì. Đau tăng trưởng xảy ra nhiều hơn vào ban đêm, mỗi đợt đau thường kéo dài vài ngày rồi hết, sau đó lại tái diễn.
Đau tăng trưởng có thể thoáng qua gây cảm giác khó chịu nhẹ hoặc đau dữ dội khiến bố mẹ khá lo lắng. Tuy nhiên, đây không phải là bệnh lý nghiêm trọng, việc chăm sóc tốt và bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ có thể giúp giảm bớt các triệu chứng đau nhức hiệu quả.

Đau tăng trưởng có thể thoáng qua hoặc đau dữ dội
Nguyên nhân gây nên hiện tượng đau tăng trưởng ở trẻ
Nguyên nhân của đau tăng trưởng được cho là vì trẻ tham gia các hoạt động thể thao, trò chơi vận động nhiều với cường độ liên tục như: đá bóng, bóng rổ, bóng chày, cầu lông, chạy nhảy,… Do đó, cơn đau có thể xuất hiện sau một ngày trẻ vận động tích cực.
Cơn đau tăng trưởng luôn xảy ra ở các cơ như: mặt trước đùi, bắp chân, sau gối và khớp không xuất hiện bất thường. Trong trường hợp nhận thấy khớp trẻ có biểu hiện đau, nóng, sưng thì bố mẹ cần nghĩ ngay đến các bệnh lý về khớp.
Nhận biết trẻ bị đau tăng trưởng
Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết trẻ bị đau tăng trưởng:
- Cơn đau xuất hiện ở các cơ.
- Đau vào buổi tối, nhất là sau một ngày hoạt động nhiều.
- Cơn đau thường kéo dài vài ngày rồi hết, sau đó tái phát lại.
- Các khớp không xuất hiện dấu hiệu bất thường, một số trẻ có thể bị đau bụng hoặc đau đầu kèm theo.
- Vị trí đau thường là mặt trước đùi, sau gối, bắp chân,…
- Trẻ cảm thấy dễ chịu hơn khi được xoa bóp vào vị trí đau.

Đau tăng trưởng thường xuất hiện vào buổi tối, sau một ngày hoạt động nhiều
Bố mẹ cần làm gì khi trẻ bị đau tăng trưởng?
Đau tăng trưởng không có hình thức điều trị cụ thể, chúng cũng không gây ra các vấn đề nghiêm trọng và không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Đồng thời, tình trạng này sẽ giảm dần trong khoảng 1 – 2 năm.
Tuy nhiên, bố mẹ có thể tham khảo những mẹo nhỏ dưới đây để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn:
- Massage chân: Khi được massage nhẹ nhàng trẻ sẽ cảm thấy thoải mái và vui vẻ hơn. Một số bé lại thích được bố mẹ ôm hoặc âu yếm để cơn đau giảm bớt.
- Chườm nóng: Đây là phương pháp có thể làm dịu cơn đau ở cơ. Do đó, bố mẹ hãy chườm nóng cho con trước khi ngủ hoặc khi trẻ cảm thấy khó chịu. Bên cạnh đó, việc cho trẻ tắm nước ấm trước lúc lên giường cũng là giải pháp tốt.
- Tập luyện co giãn cơ: Bố mẹ hãy khuyến khích trẻ tập những động tác kéo căng cơ chân vào ban ngày, điều này sẽ giúp ngăn ngừa cơn đau vào ban đêm rất hiệu quả.
- Sử dụng thuốc giảm đau: Nếu trẻ quá khó chịu, bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng những loại thuốc giảm đau chứa hoạt chất ibuprofen hoặc acetaminophen. Không được cho trẻ uống aspirin vì có thể khiến trẻ mắc hội chứng Reye. Tốt nhất bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Khi nào nên đưa trẻ đến bác sĩ?
Bên cạnh việc nắm rõ đau tăng trưởng là gì, bố mẹ cũng cần nắm rõ khi nào nên đưa trẻ đi thăm khám để có biện pháp xử lý kịp thời trong những trường hợp nguy hiểm.
Đau tăng trưởng không gây nguy hiểm và không cần phải điều trị. Tuy nhiên, khi trẻ có biểu hiện đau khớp kèm theo các dấu hiệu dưới đây rất có thể đã mắc phải các bệnh lý nguy hiểm và cần được đưa đến bác sĩ ngay:
- Trẻ bị đau xương khớp dai dẳng, tái diễn làm hạn chế vận động.
- Trẻ đau khớp kèm theo sưng, đỏ, viêm.
- Đau khớp do bị chấn thương.
- Đau khớp kèm theo sốt, phát ban, mệt mỏi, biếng ăn,…

Trẻ đau khớp kèm theo sưng, đỏ, viêm cần đưa ngay đến bác sĩ
Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc đau tăng trưởng là gì và những dấu hiệu nhận biết. Mong rằng, những thông tin này của mnkienhung.edu.vn sẽ giúp bố mẹ hiểu hơn về đau tăng trưởng và có biện pháp giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
Mọi thông tin do mnkienhung.edu.vn cung cấp trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để có được thông tin chính xác và cách chăm sóc bé hiệu quả, hãy tham khảo ý kiến từ các bác sĩ và chuyên gia.
Tổng hợp bởi Bích Lựu
Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đau tăng trưởng là gì? Làm gì khi trẻ bị đau tăng trưởng? tại mnkienhung.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.