Bạn đang xem bài viết Lysine là gì? Tác dụng và cách bổ sung lysine cho cơ thể tại mnkienhung.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Lysine là một trong những loại axit amin thiết yếu cho cơ thể, giúp tăng cường khả năng hấp thụ các dưỡng chất. Thiếu lysine sẽ gây ra rất nhiều triệu chứng xấu cho sức khỏe của bé. Hãy cùng mnkienhung.edu.vn tìm hiểu lysine có tác dụng gì cho trẻ ngay trong bài viết này nhé!
Lysine là gì?
Lysine một trong 12 loại axit amin thiết yếu của cơ thể, hỗ trợ xây dựng cơ bắp và collagen, kích thích sản xuất carnitine, giúp chuyển hóa các acid béo thành dạng năng lượng. Loại axit amin này thường có trong thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng.

Lysine là gì?
Tác dụng của lysine
2.1 Tăng cường hấp thu canxi
Lysine có tác dụng hấp thụ canxi, hạn chế được tình trạng bài tiết canxi qua đường nước tiểu. Ngoài ra, lysine còn làm giảm lượng canxi tích tụ trong máu, từ đó ngăn ngừa được các bệnh về tim mạch.

Tăng cường hấp thu canxi
2.2 Tăng cường hệ miễn dịch
Lysine giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Bổ sung lượng lysine cần thiết cho cơ thể sẽ giúp bé hạn chế được tình trạng biếng ăn, chậm phát triển,… tăng cường chuyển hóa chất dinh dưỡng và phát triển chiều cao cho trẻ.

Tăng cường hệ miễn dịch
2.3 Cải thiện chứng lo âu, căng thẳng
Khi bổ sung lysine kết hợp với arginine sẽ giúp cơ thể giảm được tình trạng căng thẳng lo âu và làm giảm được hormone cortisol. Lysine có thể giúp giảm lo lắng ở nam giới và căng thẳng ở phụ nữ.

Cải thiện chứng lo âu, căng thẳng
2.4 Hạ huyết áp cho người tăng huyết áp
Lysine có thể kiểm soát được tình trạng bất thường từ các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý, đặc biệt là có ảnh hưởng đến nhịp tim và từ đó làm tăng huyết áp. Vì vậy, lysine được coi là một loại chất hỗ trợ trong việc điều trị huyết áp.

Hạ huyết áp cho người tăng huyết áp
2.5 Điều trị vết loét lạnh
Lysine được dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng như: herpes, bị viêm loét ở miệng,… Nguyên nhân xuất hiện bệnh là do hệ miễn dịch bị suy yếu virus tấn công gây nên tình trạng xuất hiện các mụn nước ở khóe miệng gây ngứa rát. Lysine giúp điều trị vết loét, ngoài ra còn được sử dụng tại chỗ như một loại kem để làm giảm vết loét và viêm.

Điều trị vết loét lạnh
2.6 Giảm sự tăng trưởng của tế bào ung thư
Việc kết hợp của lysine và catechin, một chất chống oxy hóa có khả năng làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư. Bên cạnh đó bổ sung lysine giúp làm giảm và ngăn ngừa viêm niêm mạc do xạ trị hoặc hóa trị do lysine là một thành phần cần thiết cho quá trình tổng hợp collagen. Collagen cần thiết cho việc duy trì mô liên kết, giúp chữa lành vết thương ở niêm mạc.

Giảm sự tăng trưởng của tế bào ung thư
2.7 Thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương – tạo ra collagen
Lysine có vai trò quan trọng trong quá trình sản sinh collagen, hỗ trợ cấu trúc cho da và xương. Lysine còn có thể tự hoạt động như một chất liên kết, làm sản sinh ra các tế bào mới giúp thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương.

Thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương – tạo ra collagen
2.8 Hỗ trợ điều trị chứng biếng ăn
Các nghiên cứu cho thấy rằng lysine có thể cải thiện đáng kể tình trạng dinh dưỡng của trẻ biếng ăn. Nếu mẹ liên tục bổ sung lysine vào chế độ ăn hằng ngày của con trong 3 tháng có thể làm tăng cả cân nặng, chiều cao và nồng độ các chất trong huyết thanh của bé.

Khắc phục tình trạng biếng ăn ở bé
2.9 Điều trị bệnh tiểu đường
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học vào năm 2009, lysine có khả năng làm chậm sự gia tăng mức đường huyết trong cơ thể sau khi ăn.
Lysine cũng đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường, giúp các chuyên gia tìm ra được phương pháp điều trị hiệu quả cho những người mắc bệnh tiểu đường và đái tháo đường.

Cải thiện bệnh đái tháo đường
2.10 Các lợi ích sức khỏe khác của lysine
Bên cạnh các lợi ích trên, lysine còn mang lại rất nhiều công dụng hữu hiệu khác cho sức khỏe của chúng ta như:
- Cải thiện khối lượng cơ thể giúp người cao tuổi vận động dễ dàng hơn.
- Giảm bớt căng thẳng, lo lắng.
- Ngăn ngừa loãng xương nhờ vào việc đẩy mạnh quá trình hấp thụ canxi.
- Mang lại cho chị em làn da khỏe mạnh, tươi tắn.
- Điều trị bệnh zona.
- Điều hòa huyết áp.
- Ngăn chặn sự hình thành các mảng xơ vữa trong động mạch.
- Hỗ trợ mọc tóc.
- Các vận động viên thể hình thường dùng lysine để xây dựng cơ bắp.
- Đẩy nhanh quá trình phục hồi sau các bài tập cường độ cao.

Sữa bột Abbott Grow số 4 hương vani 900g (từ 2 tuổi)
Hàm lượng lysine cần thiết cho cơ thể mỗi ngày
Mỗi người nên sử dụng từ 100mg đến 4g mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất cho cơ thể. Nếu sử dụng dạng uống thì bạn có thể dựa vào trọng lượng cơ thể để xem lượng thuốc cần uống hằng ngày.
- Người lớn: 12 mg/kg.
- Trẻ em từ 11 – 12 tuổi: 44 mg/kg.
- Trẻ sơ sinh từ 3 – 6 tháng tuổi: 97 mg/kg.

Sữa bột Abbott Grow Gold 3+ hương vani 900g (3 – 6 tuổi)
Những cách bổ sung lysine cho cơ thể
4.1 Bổ sung bằng thực phẩm
Lysine có nhiều nhất là trong các sản phẩm động vật, chẳng hạn như thịt và các sản phẩm từ sữa. Các loại thực phẩm sau đây sẽ giúp cơ thể đáp ứng đủ lượng lysine hằng ngày cho cơ thể:
- Các loại thịt động vật: Theo nghiên cứu, trong mỗi 100 gram thịt đỏ, thịt gà, thịt bò, thịt lợn, sẽ có chứa từ 2,5 – 3,5g lysine. Vì thế bạn nên bổ sung các loại thịt này vào khẩu phần ăn hàng ngày để đảm bảo cung cấp đủ hàm lượng lysine cho cơ thể.
- Các loại cá biển: Lysine có ở cá tuyết và cá mòi là chủ yếu (1,7g lysine cho 100 gram thịt cá). Ngoài ra các loại cá trên còn là nguồn cung cấp protein dồi dào cho cơ thể.
- Phô mai: Phô mai, đặc biệt là phô mai Parmesan chứa rất nhiều lysine với tỷ lệ 1,3g lysine trên mỗi 100 gram phô mai. Không những thế, tiêu thụ phô mai mỗi ngày còn giúp bổ sung protein và canxi cho xương chắc khỏe và phát triển khỏe mạnh.

Phô mai Parmesan
- Các loại đậu: Từng loại đậu sẽ có hàm lượng lysine khác nhau nhưng chủ yếu là chứa từ 0,3 – 0,6 g lysine ở các loại đậu lăng, cô ve, đậu phộng, đậu Hà Lan, đậu nành,…. Đặc biệt với những người ăn kiêng hoặc ăn chay, các loại đậu này sẽ là nguồn cung cấp protein bổ dưỡng để duy trì năng lượng.
- Trứng: Mặc dù có hàm lượng cholesterol khá cao, nhưng trứng lại là nguồn cung cấp lysine và protein rất tốt cho cơ thể. Mỗi quả trứng sẽ cung cấp khoảng 0,3g lysine cho cơ thể.
- Sữa: Sữa bột cho bé là nguồn cung cấp lysine quan trọng không thể thiếu ở cả trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Theo đó cứ 100 ml sữa sẽ cung cấp 0,3g lysine giúp bé cứng cáp và phát triển khỏe mạnh.
- Mầm lúa mì: Những người ăn chay hoặc thuần chay sẽ không còn lo thiếu hụt lysine vì với mỗi 100 gram mầm lúa mì sẽ cung cấp 1,5g lysine cho cơ thể.
- Các loại thực phẩm chức năng: Tảo Spirulina là một loại tảo được nén và bán ở dạng viên hoặc bột. Đây là một dạng thực phẩm chức năng giúp cơ thể bổ sung hàm lượng lysine phù hợp mà không cần thông qua khẩu phần ăn hàng ngày.

Mầm lúa mì
4.2 Bổ sung bằng thực phẩm chức năng
Lưu ý, bố mẹ chỉ bổ sung lysine bằng thực phẩm chức năng cho con khi chế độ ăn không đảm bảo cung cấp đủ lượng lysine. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại thực phẩm bổ sung lysine dưới dạng viên nang, viên nén, dung dịch uống, hay bột cốm.
Trẻ nên sử dụng lysine vào lúc bụng đói để được hấp thu tốt nhất. Phụ huynh cũng nên chọn nhà sản xuất thực phẩm chức năng uy tín để tránh mua phải sản phẩm kém chất lượng. Hãy đọc kỹ và làm theo hướng dẫn sử dụng hoặc tham khảo qua ý kiến của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Sữa bột Abbott Grow số 4 hương vani 1.7 kg (từ 2 tuổi)
Một số lưu ý khi bổ sung lysine
- Nếu dùng thuốc để bổ sung lysine phải có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ nhỏ.
- Dùng quá nhiều lysine có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, co thắt dạ dày.
- Khi chế biến thực phẩm nên đặc biệt lưu ý vì lysine dễ mất trong quá trình đun nấu.
- Sữa bột là cách bổ sung hiệu quả, cung cấp lượng vừa đủ cho bé.
- Cách tốt nhất được các chuyên gia khuyên dùng để bảo đảm nguồn lysine là chế biến các loại thực phẩm tươi, không dự trữ quá lâu. Hàm lượng lysine trong thực phẩm sẽ giảm khi bảo quản trong tủ lạnh 48 giờ, ở nhiệt độ 40C hoặc trong tủ đông 15 ngày, ở nhiệt độ âm 200C.
- Khi nấu ăn, nên làm nhanh gọn, tránh việc hầm, nấu quá lâu trên bếp, vì lysine có thể bị mất ở nhiệt độ 750C trong 15 giây và mất nhiều hơn ở nhiệt độ 630C trong 30 phút.

Sữa bột Abbott Grow số 3 hương vani 900g (1 – 2 tuổi)
Những câu hỏi thường gặp khi bổ sung lysine
6.1 Vì sao cần bổ sung lysine cho bé?
Đối với bé, lysine có lợi ích và những tác dụng sau:
- Hấp thu canxi giúp hoàn thiện cấu trúc xương, giúp trẻ phát triển chiều cao vượt trội.
- Kích thích trẻ ăn ngon hơn và tiêu hóa dễ dàng, hiệu quả nhờ gia tăng chuyển hóa thức ăn, từ đó hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng từ thực phẩm.
- Tạo kháng thể, phát triển sức đề kháng.
- Kích thích hormone tăng trưởng giúp bé yêu cao lớn.
- Chuyển hóa chất béo thành năng lượng, góp phần giảm nồng độ cholesterol trong máu.

Lysine giúp bé yêu phát triển chiều cao hiệu quả
6.2 Biểu hiện khi bé thiếu lysine?
Cha mẹ cần chú ý những biểu hiện sau để phát hiện kịp thời con yêu đang bị thiếu lysine:
- Rụng tóc, đỏ lòng trắng mắt.
- Không có cảm giác thèm ăn, chán ăn, hay nôn.
- Mệt mỏi, giảm tập trung, hay bị kích động.
- Chậm phát triển về chiều cao, thiếu máu.

Biếng ăn là một trong những biểu hiện của thiếu lysine
6.3 Lysine có thể tương tác với thuốc nào khi dùng chung?
Lysine cũng có thể tương tác với một số thuốc khi dùng chung. Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý tránh kết hợp các chất sau với lysine:
- Calci: Sử dụng đồng thời calci với lysine có thể làm tăng hấp thu và giảm thải trừ calci.
- Arginine: Arginine và lysine có cùng con đường chuyển hoá trong cơ thể. Mức arginine cao có thể làm giảm mức lysine trong cơ thể.
- Kháng sinh nhóm aminoglycosid (gentamicin, neomycin, streptomycin,…): Dùng chung với lysine có thể làm tăng nguy cơ độc tính trên thận.

Chú ý khi kết hợp lysine với các loại thuốc khác
mnkienhung.edu.vn vừa chia sẻ đến bạn những thông tin về lysine và tác dụng đối với cơ thể. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc vui lòng liên hệ 1900.866.874 hoặc truy cập website avakids.com để được giải đáp nhanh nhất.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Lysine là gì? Tác dụng và cách bổ sung lysine cho cơ thể tại mnkienhung.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.