Bạn đang xem bài viết Tác dụng tinh dầu sả là gì? Cách sử dụng và những lưu ý mà bạn nên biết tại mnkienhung.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tinh dầu sả là loại tinh dầu được sử dụng khá phổ biến hiện nay với rất nhiều tác dụng khác nhau như khử mùi, diệt khuẩn, trị cảm, trị sốt,… Mời bạn cùng mnkienhung.edu.vn tìm hiểu rõ hơn về tác dụng tinh dầu sả và cách làm tinh dầu sả đơn giản tại nhà qua bài viết dưới đây nhé!
Tác dụng của tinh dầu sả
1.1 Khử khuẩn và làm sạch không khí
Trong tinh dầu sả chứa hàm lượng chất Citral khá cao, do đó tinh dầu sả có khả năng chống nấm và kháng khuẩn rất tốt, bạn có thể sử dụng để làm sạch không khí, hạn chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh. Bên cạnh đó, tinh dầu sả còn có mùi thơm rất dễ chịu, rất thích hợp để khử mùi trong nhà bếp, nhà vệ sinh.

Khử khuẩn và làm sạch không khí
1.2 Đuổi côn trùng
Do chứa hàm lượng chất Geraniol và Citral cao nên tinh dầu sả ngoài công dụng khử khuẩn, làm sạch không khí mà còn có tác dụng đuổi các loại côn trùng như kiến, muỗi, gián,…

Đuổi côn trùng
1.3 Giảm căng thẳng, giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm
Mùi hương nhẹ nhàng, thoang thoảng của tinh dầu sả sẽ giúp bạn giảm căng thẳng, thư giãn đầu óc, bình tĩnh tâm trí, giảm bớt cảm giác lo âu, mệt mỏi, cải thiện hệ thần kinh. Từ đó, giúp bạn cải thiện được chất lượng giấc ngủ, giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

Giảm căng thẳng, giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm
1.4 Tác dụng giảm đau nhức cơ
Bạn có thể sử dụng tinh dầu sả để xoa bóp các vùng cơ bị nhức mỏi trên cơ thể sau mỗi lần vận động, tập luyện thể thao quá mức hoặc khi ngồi làm việc quá lâu,… Tinh dầu sả có tác dụng làm tăng tuần hoàn tại chỗ, thư giãn cơ, giúp bạn giảm cảm giác nhức mỏi.

Tác dụng giảm đau nhức cơ
1.5 Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể
Thành phần trong tinh dầu sả có chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, B1, B2, B3, B5, B6, Folate và Vitamin C,… do vậy khi sử dụng để bôi ngoài da, dưỡng chất sẽ được hấp thụ vào cơ thể có tác dụng làm tăng hệ thống miễn dịch cho cơ thể.

Tăng cường hệ miễn dịch cơ thể
1.6 Tốt cho da
Trong tinh dầu sả có chứa nhiều loại vitamin rất tốt cho da, giúp bạn có làn da đều màu và sáng khỏe tự nhiên. Ngoài ra, loại dược liệu này còn có tính kháng viêm, rất hiệu quả trong việc làm dịu tình trạng kích ứng da hiệu quả.
Bạn có thể chăm sóc làn da với tinh dầu sả bằng cách pha nước ấm pha với một ít tinh dầu sả để xông hơi hoặc sử dụng máy xông da mặt giúp lỗ chân lông thông thoáng và hấp thụ Vitamin. Ngoài ra, bạn có thể chăm sóc da cơ thể bằng việc nhỏ một vài giọt tinh dầu sả vào nước tắm.

Máy xông hơi mặt Nano Ionic Emmié MC-109
1.7 Chăm sóc tóc
Tinh dầu sả có tác dụng làm tóc chắc khỏe các nang tóc, làm mềm mượt tóc, bên cạnh đó tinh dầu sả còn có khả năng diệt khuẩn, nấm do vậy nếu bạn đang gặp phải các vấn đề như nấm, ngứa, rụng tóc thì bạn có thể sử dụng một vài giọt tinh dầu sả pha với một ít nước xịt lên chân tóc, massage nhẹ nhàng khoảng 2 – 5 phút sau đó gội sạch.

Chăm sóc tóc
1.8 Hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa
Thành phần tinh dầu sả có chứa chất Aldehyde giúp hỗ trợ tiêu hoá, giữ cho hệ tiêu hoá của cơ thể luôn hoạt động khỏe mạnh, giảm bớt cảm giác đau do bị kích ứng khí trong dạ dày và ruột, ngăn ngừa tình trạng rối loạn dạ dày và loét dạ dày.

Hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa
1.9 Tác dụng chống oxy hóa
Tinh dầu sả có khả năng chống oxy hóa, chống lại các gốc tự do trong cơ thể, giúp hạn chế dấu hiệu lão hóa và nguy cơ của nhiều căn bệnh nguy hiểm nhờ hàm lượng Geraniol cao. Bên cạnh đó, hoạt chất Citral có trong tinh dầu sả còn giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư da.

Tác dụng chống oxy hóa
1.10 Làm giảm Cholesterol
Việc tiêu thụ tinh dầu sả trong cơ thể có thể duy trì chỉ số mỡ máu Triglycerides ở mức ổn định và làm giảm Cholesterol, từ đó thúc đẩy máu lưu thông, không bị cản trở trong các động mạch, giúp ngăn ngừa nhiều bệnh lý liên quan đến tim mạch.

Làm giảm Cholesterol
1.11 Giảm viêm
Một trong những thành phần chính của tinh dầu sả là Citral, đây được xem là thành phần khả năng kháng vi khuẩn. Tinh dầu sả cũng có chứa Limonene có khả năng làm giảm viêm và hạn chế các chứng viêm trong cơ thể.

Giảm viêm
1.12 Giảm sốt
Nếu bạn gặp tình trạng nóng, sốt bạn có thể uống trà sả, giã sả lấy nước uống hoặc kết hợp uống nước ấm cùng vài giọt tinh dầu sả để làm giảm, hạ các triệu chứng sốt, giúp cơ thể mau chóng hồi phục sau cơn sốt.

Tinh dầu sả giúp giảm sốt
1.13 Giảm bớt các vấn đề về kinh nguyệt
Tinh dầu sả có khả năng kích thích chu kỳ kinh nguyệt, uống trà sả hoặc nước ấm kết hợp cùng tinh dầu sả có thể giúp bạn giảm bớt cơn đau bụng kinh, tình trạng buồn nôn và cảm giác khó chịu mỗi khi đến đợt hành kinh.

Giảm bớt các vấn đề về kinh nguyệt
1.14 Giải độc tố
Bạn có thể sử dụng tinh dầu sả để giải độc cho đường tiêu hóa, thận, gan, bàng quang và tuyến tụy. Tinh dầu sả hoạt động như một chất lợi tiểu trong cơ thể giúp thải độc tố của cơ thể ra bên ngoài. Do đó, bạn nên thêm vài giọt tinh dầu sả vào thức ăn, trà hoặc nước uống hằng ngày để hỗ trợ thanh lọc cơ thể mỗi ngày.

Giải độc tố
Cách làm tinh dầu sả tại nhà
2.1 Nguyên liệu
- Một bó sả già đã được cắt rễ và rửa sạch (Đối với loại sả già sẽ chiết được nhiều tinh dầu và chất lượng hương thơm cũng cao hơn).
- Rượu Vodka hoặc rượu trắng.
- Nước lọc.
- Một hũ thủy tinh có nắp, rửa sạch và phơi khô.

Nguyên liệu
2.2 Cách làm
Bước 1: Bạn cắt sả thành từng đoạn nhỏ (khoảng 3 – 4 cm), đập nhẹ cho sả hơi giập. Lưu ý không nên dùng lực mạnh để tránh việc thất thoát tinh dầu. Sau đó bạn xếp sả vào hũ thủy tinh đã chuẩn bị sẵn sau đó đổ rượu và nước vào theo tỷ lệ 1:1 sao cho lượng dung dịch ngập sả bên trong.

Cắt sả thành từng đoạn nhỏ, xếp sả vào hũ thủy tinh, đổ rượu và nước vào theo tỷ lệ 1:1, đổ ngập sả bên trong
Bước 2: Bạn đậy kín nắp, bảo quản tại nơi thoáng mát, có bóng râm khoảng 5 – 7 ngày.

Đậy kín nắp, bảo quản tại nơi thoáng mát, có bóng râm khoảng 5 – 7 ngày
Bước 3: Sau 5 – 7 ngày, bạn đổ hỗn hợp ra và cho vào máy xay sinh tố xay cho đến khi nhuyễn.

Cho vào máy xay sinh tố xay cho đến khi nhuyễn
Bước 4: Bạn cho dung dịch xay nhuyễn vào lại hũ thủy tinh, sau đó tiếp tục ngâm trong khoảng 30 ngày.

Cho dung dịch xay nhuyễn vào lại hũ thủy tinh, tiếp tục ngâm trong khoảng 30 ngày
Bước 5: Sau khoảng 30 ngày ngâm, bạn lọc hỗn hợp qua một miếng vải sạch sẽ thu được một lọ tinh dầu sả màu vàng nhạt, có mùi thơm nhẹ.

Thu được một lọ tinh dầu sả màu vàng nhạt, có mùi thơm nhẹ
Lưu ý khi sử dụng tinh dầu sả chanh
Đối với những bạn có cơ địa là da nhạy cảm, khi sử dụng những loại tinh dầu có chiết xuất từ chanh, sả có thể sẽ gặp một số tác dụng phụ như cảm giác nóng rát, phát ban, khó chịu,… Vì vậy, để hạn chế những trường hợp này bạn nên bôi thử lên một vùng da nhỏ trước để kiểm tra xem bạn có bị kích ứng hay không.
Ngoài ra, bạn có thể pha loãng tinh dầu sả bằng một loại dầu nền như dầu hạt lanh, dầu hạt nho, dầu hạnh nhân, dầu thầu dầu,… để giảm thiểu nguy cơ gây ảnh hưởng đến làn da.
Tinh dầu sả có khả năng kích thích chu kỳ kinh nguyệt, do vậy không khuyến khích phụ nữ đang trong quá trình mang thai sử dụng loại dầu này vì sẽ rất dễ dẫn đến nguy cơ sảy thai. Bên cạnh đó, cũng nên hạn chế sử dụng tinh dầu sả khi mẹ vẫn đang trong giai đoạn cho con bú và không nên bôi trực tiếp lên da của trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.

Tinh dầu sả Con Yêu 20 ml
Qua bài viết trên, mnkienhung.edu.vn đã cung cấp cho bạn một số công dụng tuyệt vời của tinh dầu sả và cách làm tinh dầu sả đơn giản tại nhà. Hi vọng bạn sẽ thực hiện thành công và sử dụng thật hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể truy cập website avakids.com hoặc gọi đến tổng đài 1900.866.874 (7h20 – 22h00) để được tư vấn giải đáp nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tác dụng tinh dầu sả là gì? Cách sử dụng và những lưu ý mà bạn nên biết tại mnkienhung.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.