Bạn đang xem bài viết Vải nylon là gì? Ưu nhược điểm, phân loại và ứng dụng vải nylon tại mnkienhung.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Vải nylon là một trong những chất liệu được sử dụng phổ biến trong sản xuất hàng may mặc và tiêu dùng như túi giữ nhiệt bình sữa. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết vải nylon là gì và có nguồn gốc từ đâu. Cùng mnkienhung.edu.vn tìm hiểu ngay những thông tin về vải nylon nhé!
Vải nylon là gì?
Nylon còn được gọi là polyamide – một loại nhựa có nguồn gốc từ dầu mỏ, than đá và không có thành phần hữu cơ nên còn gọi là nhựa nhiệt dẻo hoặc polyamine aliphatic. Vải nylon được tạo ra nhờ quá trình hóa học chuyên sâu dưới áp suất và nhiệt độ cao. Từ đó, tạo nên chất liệu sợi có khả năng co giãn tốt.
Những sợi nylon được sản xuất vào năm 1935 bởi nhà khoa học Wallace Carothers của công ty Du Pont. Năm 1939, nylon được chính thức công bố tại Hội chợ Thế giới. Trong giai đoạn từ 1940 đến 1970, chất liệu vải nylon được sử dụng rộng rãi và sau thời gian đó nylon dần bị hạn chế bởi những lo lắng về tác động tiêu cực đến môi trường.

Vải nylon được tạo ra nhờ quá trình hóa học chuyên sâu dưới áp suất và nhiệt độ cao
Phân loại vải nylon
2.1 Vải nylon 6
Nylon 6 là loại nylon đơn nguyên quan trọng, thường được làm polyme tạo sợi và nhựa kỹ thuật. Sợi nylon 6 đôi khi dùng để sản xuất ra vải nhưng ít phổ biến hơn nylon 6-6. Để cải thiện độ bền của sợi nylon 6, người ta kéo sợi nóng chảy và kéo sợi nóng. Ngoài ra, nylon 6 có độ bền va đập cao hơn nylon 6-6.

Vải nylon 6
2.2 Vải nylon 6-6
Nylon 6-6 là loại vải nylon tổng hợp 100% đầu tiên được cấu thành từ hexamethylene diamine cùng axit dicarboxylic và nấu chảy để tạo sợi hoặc kết tinh để tinh chế. Đây là một trong những loại nylon quan trọng và được sử dụng nhiều nhất nhờ tính chất cân bằng vượt trội và giá thành khá rẻ.

Vải nylon 6-6
2.3 Vải nylon 510
Chất liệu nylon 510 được phát triển với dự định thay thế chất liệu nylon 6-6 nhưng khó đáp ứng được nhu cầu sản xuất hàng loạt vì chi phí đắt đỏ. Hiện nay, nylon 510 được dùng chủ yếu để sản xuất các sản phẩm công nghiệp và khoa học hoặc trộn thêm các sợi nhân tạo hay các sợi tự nhiên để tạo ra thành phẩm khác.

Vải nylon 510
2.4 Vải nylon 46
Nylon 46 còn gọi là stanyl được phát triển bởi tập đoàn DSM. Chất liệu vải này thường được dùng trong các động cơ như phanh, hệ thống làm mát không khí,… bởi khả năng chống chọi tốt với môi trường khắc nghiệt. Tuy nhiên, nylon 46 không được sử dụng rộng rãi trong may mặc.

Vải nylon 46
Quy trình sản xuất vải nylon
Vải nylon được hình thành khi các monome kết hợp tạo thành một chuỗi polyme và nước thông qua phản ứng polyme hóa ngưng tụ. Sau đó, nước tách ra khỏi quy trình sản xuất để không làm ảnh hưởng đến quá trình tạo ra polyme. Ở bước cuối cùng, người ta sẽ làm ấm polyme rồi rút ra để tạo thành các sợi mảnh và dệt thành vải nylon.

Quy trình sản xuất vải nylon
Ưu và nhược điểm của vải nylon
4.1 Ưu điểm
Vải nylon được dùng nhiều trong ngành sản xuất hàng may mặc như áo khoác. Với nhiều đặc tính tốt, vải nylon khác biệt hơn với các chất liệu khác như:
- Độ bền chắc cao: Vải nylon có thể chống nước, chống mài mòn và dễ dàng vệ sinh nhưng vẫn giữ được hình dạng ban đầu.
- Độ co giãn tốt: Vải nylon rất nhẹ, độ co giãn cực tốt, mang lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng.
- Ít nhăn: Đây là loại vải ít nhăn và dễ dàng làm phẳng khi áp dụng nhiệt gián tiếp hoặc dùng hơi ẩm.
- Dễ nhuộm màu: Vải nylon có khả năng bắt màu nhuộm tốt và bền màu, không bị phai.
- Nhanh khô: Vải nylon có tính kháng ẩm tốt và không thấm nước.
- Chống nắng tốt: Với khả năng chống ánh nắng cực kỳ tốt nên vải nylon thường được dùng làm các sản phẩm áo khoác chống nắng.
- Kháng khuẩn hiệu quả: Vải nylon có khả năng kháng khuẩn hiệu quả, loại bỏ các mầm bệnh gây hại cho sức khỏe.

Túi ủ sữa KuKu KU5448
4.2 Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm đặc biệt, vải nylon cũng có những nhược điểm như:
- Hút mồ hôi kém: Vải nylon nhanh khô nhưng độ hút ẩm kém khiến người mặc bị tích tụ mồ hôi.
- Dễ co ngót: Khi tiếp xúc gần các thiết bị sinh nhiệt hay môi trường nhiệt cao sẽ làm vải nylon bị hỏng.
- Không tự phân hủy: Vải nylon có tỉ lệ tái chế thấp và không có khả năng phân huỷ nên gây hại đến môi trường.

Vải nylon nhanh khô nhưng độ hút ẩm kém
Ứng dụng của vải nylon
5.1 Trong lĩnh vực thời trang
Vải nylon có màu sắc bền lâu, chống thấm nước tốt,… thường được sử dụng để sản xuất các sản phẩm thời trang như: Áo khoác, giày leo núi, cặp sách trẻ em, quần áo thể thao,… Đặc biệt ở vùng lạnh hay những nơi có điều kiện môi trường khắc nghiệt, vải nylon được dùng phổ biến để làm các loại quần áo giúp giữ ấm, chống ẩm tốt.

Áo khoác bé gái Rabity màu hồng
5.2 Trong đồ dùng nội thất
Vải nylon có khả năng chống nước, chống bụi, dễ nhuộm màu và bề mặt bóng bẩy được ưa chuộng sử dụng trong các sản phẩm nội thất. Các sản phẩm nội thất từ vải nylon như rèm cửa, khăn trải bàn, thảm trải sàn, sợi bàn chải đánh răng,…

Túi ủ sữa KuKu KU5449
5.3 Các ứng dụng khác
Ngoài các ứng dụng kể trên về thời trang và nội thất, vải nylon còn được dùng để làm sản xuất lều, áo giáp, dây buộc hàng, phông bạt, cuộn phim, bao đựng, dây đàn, áo mưa, dây vợt cầu lông,… Vì thế, vải nylon là một trong những chất liệu có tính ứng dụng cao, đem lại nhiều lợi ích cho mọi người.

Vải nylon là một trong những chất liệu có tính ứng dụng cao
Cách phân biệt vải nylon
Hiện nay, vải nylon đều được pha trộn thêm nhiều loại sợi khác vì lợi ích kinh tế. Để nhận biết chất liệu vải nylon chất lượng, sau đây là một vài dấu hiệu giúp phân biệt vải nylon:
- Bề mặt vải nylon có độ bóng, sáng và mềm mại.
- Vải nylon ít nhăn và dễ dàng trở về hình dạng ban đầu khi bị vò, gấp.
- Vải nylon hầu như không ngấm nước khi tiếp xúc với chất lỏng.
- Vải nylon tạo cảm giác nóng bức và bết dính vào da khi đổ nhiều mồ hôi.
- Vải nylon khi đốt sẽ có mùi khét, khói đen và vón thành cục tròn màu đen.
- Với một số loại vải nylon tuy có bề mặt sáng bóng như lụa, satin nhưng khi sờ có cảm giác trơn trượt và không mềm mại như nylon tự nhiên.

Bề mặt vải nylon có độ bóng, sáng và mềm mại
Cách vệ sinh và bảo quản vải nylon
Để vải nylon được bền lâu như mới trong quá trình sử dụng, cần lưu ý những cách vệ sinh và bảo quản vải nylon sau:
- Nên giặt bằng tay và tránh vò mạnh khiến vải bị nhàu.
- Hạn chế giặt bằng nước nóng vì nhiệt độ cao có thể làm vải biến dạng.
- Dùng loại bột giặt dịu nhẹ và tránh tẩy trắng để không làm ảnh hưởng chất lượng vải.
- Phơi khô sản phẩm tự nhiên và bảo ở nơi thoáng mát, sạch sẽ và tránh khu vực có ánh nắng chiếu trực tiếp.

Balo chống gù B.Bag Japanese Style-Kimono B-12-111 hồng
Trên đây là các thông tin về vải nylon với các đặc điểm nổi bật và ứng dụng của vải. Hy vọng bài viết trên của mnkienhung.edu.vn đã cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy truy cập website avakids.com hoặc tổng đài 1900.866.874 (7h20 – 22h00) để được tư vấn thêm!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Vải nylon là gì? Ưu nhược điểm, phân loại và ứng dụng vải nylon tại mnkienhung.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.