Bạn đang xem bài viết I-ốt là gì? Vai trò của I-ốt đối với sức khỏe tại mnkienhung.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
I-ốt là nguyên tố cần thiết cho con người, giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh về tuyến giáp và nguy cơ rối loạn chuyển hoá. I-ốt cần được bổ sung thông qua các thực phẩm hàng ngày. Hãy cùng mnkienhung.edu.vn tìm hiểu I-ốt là gì và các bệnh thường gặp khi thiếu hoặc thừa I-ốt nhé!
I-ốt là gì?
I-ốt là tên gọi của một vi chất tự nhiên, tham gia vào quá trình tổng hợp thyroxin – một hormone tuyến giáp. Loại hormone thyroxin này góp phần thúc đẩy sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ, góp phần điều hoà chuyển hoá năng lượng cơ thể.
I-ốt là vi chất cần thiết cho con người, tuy nhiên cơ thể không tự tổng hợp được mà cần phải có sự dung nạp từ bên ngoài thông qua các thực phẩm. Nếu thiếu I-ốt, thyroxin sẽ ít sản xuất, từ đó kích tuyến giáp hoạt động bù, dẫn đến tuyến yên phì to và gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.

I-ốt là gì?
Vai trò của I-ốt đối với sức khỏe
2.1 Đối với trẻ em
I-ốt giúp trẻ tránh tình trạng trí tuệ kém phát triển trong giai đoạn đang lớn. Đồng thời, I-ốt còn ảnh hưởng đến sự hình thành khung xương và giới tính cho trẻ, giúp phát triển hệ sinh dục và các bộ phận quan trọng như: Da, lông, tóc, móng, tim mạch, tiêu hoá,…

I-ốt giúp trẻ phát triển trí tuệ
2.2 Đối với phụ nữ mang thai
I-ốt rất cần thiết cho phụ nữ mang thai. Đặc biệt, trong thời kỳ mang thai từ 3 – 5 tháng tuổi, I-ốt có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Mẹ bầu cần nạp khoảng 200 mcg I-ốt/ngày. Nếu cơ thể mẹ thiếu hụt I-ốt sẽ làm não thai nhi phát triển chậm và làm mẹ bầu sảy thai, chảy máu nhiều khi sinh, sinh non,…

I-ốt là chất cần thiết cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi
2.3 Đối với người lớn
I-ốt giúp điều hoà thân nhiệt cơ thể ổn định. Một người thiếu I-ốt sẽ bị hạ thân nhiệt, họ luôn cảm thấy lạnh trong người mặc dù nhiệt độ ngoài trời nóng bức. Ngoài ra, I-ốt còn làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và tránh tình trạng bướu cổ.
Bên cạnh đó, I-ốt là vi chất quan trọng để tuyến giáp tổng hợp các hormone điều chỉnh quá trình phát triển của hệ thần kinh, hệ sinh dục và các bộ phận trong cơ thể. I-ốt tham gia vào quá trình tạo hormone tuyến giáp và có vai trò chuyển hóa beta – caroten thành vitamin A, tổng hợp protein, ngăn ngừa bệnh bướu cổ.

Người thiếu I-ốt sẽ bị hạ thân nhiệt
Thiếu I-ốt gây bệnh gì?
Thiếu I-ốt sẽ gây ra nhiều bệnh và rối loạn chuyển hoá trong cơ thể. Trẻ em đang trong độ tuổi phát triển nếu thiếu I-ốt sẽ dẫn đến chậm phát triển thần kinh, giảm khả năng lao động và học tập (IQ giảm 10 – 15 điểm). Hơn nữa, thiếu I-ốt còn làm khung xương yếu và ảnh hưởng đến sự hình thành sinh lý của trẻ.
Phụ nữ mang thai thiếu I-ốt sẽ dẫn đến những nguy hiểm như: Sinh non, thai chết lưu, máu chảy nhiều khi sanh, rối loạn chức năng sinh sản… Trẻ trong bụng mẹ nếu không có đủ I-ốt để duy trì, khi sinh ra cân nặng sơ sinh thấp, tăng tỷ lệ tử vong và mắc các dị tật như: Thiểu năng, câm, điếc, bướu cổ,…

Thiếu I-ốt gây nên bướu cổ
Thừa I-ốt có gây hại không?
Thông thường, lượng I-ốt thừa sẽ được cơ thể thải ra ngoài thông qua đường tiểu. Nhưng khi thừa I-ốt quá nhiều, cơ thể sẽ không đào thải kịp, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh như: U tuyến độc giáp, hội chứng cường giáp hay viêm tuyến giáp.

Thừa I-ốt có thể gây u tuyến độc giáp
Làm gì để bổ sung I-ốt
5.1 Bổ sung bằng các thực phẩm chứa I-ốt
Trong các bữa ăn, bạn cần bổ sung các thành phần giàu I-ốt. Những thực phẩm chứa nhiều I-ốt mà bạn nên mua là những loại hải sản tươi (tôm, cua, ghẹ, cá biển, rong biển, tảo,…) và các loại rau (rau dền, mồng tơi, cải xoong, rau cần,…). Ngoài ra, I-ốt còn có trong sữa bầu và sữa bột.

Bổ sung I-ốt bằng các loại thực phẩm
5.2 Sử dụng muối I-ốt
Muối I-ốt nên được sử dụng thay cho các loại muối thường trong ăn uống và chế biến hàng ngày. Cách sử dụng muối I-ốt cũng giống như các loại muối khác. Bạn có thể dùng để tẩm ướp cá, muối dưa cà, chấm hoa quả hay nêm nếm thức ăn đều được.
Muối I-ốt rất dễ tan chảy, do đó sau khi sử dụng xong, bạn nên để vào lọ kín có nắp đậy và đặt ở những nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời. Đặc biệt lưu ý, đừng nên rang hay để muối I-ốt gần bếp lửa nóng nhé!

Sử dụng muối I-ốt trong chế biến
Bảng nhu cầu I-ốt khuyển nghị
Dưới đây là bảng nhu cầu I-ốt được khuyến nghị cho người Việt Nam (2007):
Nhóm tuổi | Nhu cầu I-ốt khuyến nghị (mcg/ngày) | |
Nhóm trẻ em (tháng tuổi) | 0 – 5 | 90 |
6 – 11 | 90 | |
Nhóm trẻ nhỏ (năm tuổi) | 1 – 3 | 90 |
4 – 6 | 90 | |
7 – 9 | 120 | |
Nhóm vị thành niên nam (năm tuổi) | 10 -12 | 120 |
13 – 15 | 150 | |
16 – 18 | 150 | |
Nhóm vị thành niên nữ (năm tuổi) | 10 – 12 | 120 |
13 – 15 | 150 | |
16 – 18 | 150 | |
Nhóm nam trưởng thành (năm tuổi) | 19 – 60 | 150 |
> 65 | 150 | |
Nhóm nữ trưởng thành (năm tuổi) | 19 – 60 | 150 |
> 65 | 150 | |
Nhóm phụ nữ có thai (trong cả thời kỳ) | 200 | |
Nhóm mẹ cho con bú (trong cả thời kỳ) | 200 |
Bổ sung thành phần I-ốt trong mỗi bữa ăn hàng ngày vừa phòng ngừa bệnh tật vừa giúp trẻ phát triển thể chất và trí tuệ. Qua bài viết, nếu có thắc mắc gì, đừng ngần ngại truy cập website mnkienhung.edu.vn hoặc liên hệ 1900.866.874 để tư vấn và hỗ trợ về muối I-ốt nhé!
1. https://www.healthline.com/health/iodine-uses
2. https://suckhoedoisong.vn/co-nen-su-dung-muoi-iot-hang-ngay-169185469.htm
Cảm ơn bạn đã xem bài viết I-ốt là gì? Vai trò của I-ốt đối với sức khỏe tại mnkienhung.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.