Bạn đang xem bài viết Selen là gì? Chất Selen có tác dụng gì đối với sức khỏe? tại mnkienhung.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Một trong các khoáng chất thiết yếu có trong sữa bột giúp tăng cường hệ miễn dịch là Selen. Cơ thể mỗi người chỉ cần một lượng nhỏ chất này cũng đã giúp quá trình trao đổi chất tốt hơn. Vì vậy, có nhiều người thắc mắc liệu loại thực phẩm nào sẽ chứa khoáng chất đó và Selen có tác dụng gì. Cùng mnkienhung.edu.vn làm rõ vấn đề thông qua bài viết dưới đây nhé.
Selen là gì?
Selen là khoáng chất vi lượng có tên gọi đầy đủ là Selenium. Mặc dù chỉ chiếm một lượng nhỏ trong cơ thể nhưng đây lại là khoáng chất rất cần thiết và có khả năng giúp tăng cường sức khỏe đáng kể.
Bên cạnh đó, Selen còn giúp củng cố hệ miễn dịch khi chống lại các loại bệnh tật rất hiệu quả. Nếu một người thiếu hụt Selen sẽ có nguy cơ dễ mắc các bệnh như tiểu đường, đột quỵ, xơ vữa động mạch, suy tim, xơ gan,… và thậm chí là ung thư.

Selen là khoáng chất thiết yếu cho cơ thể
Công dụng tuyệt vời của selen với sức khỏe
2.1. Chống oxy hóa mạnh mẽ
Một trong những công dụng to lớn của selen là đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp chống lại stress oxy hóa và tăng cường hệ miễn dịch để bảo vệ các tế bào được mạnh khỏe. Nhờ đó người dùng sẽ tránh được các tác động của các gốc tự do và kiểm soát được số lượng các gốc tự do trong cơ thể.
Khi cơ thể chúng ta căng thẳng hoặc sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá thì các gốc tự do thường sẽ được sản sinh từ quá trình trao đổi chất. Kết quả là chúng ta sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, đột quỵ, lão hoá sớm, ung thư hay Alzheimer.
Những thành phần thiết yếu có trong Selen sẽ giúp trung hòa các chất oxy hoá, cân bằng nội mô. Ngoài ra, khoáng chất này còn giúp khử các độc tố thioredoxin (TR1, TR2, TR3), ức chế quá trình chết tế bào và tham gia tăng trưởng trong quá trình tổng hợp DNA.

Selen giúp chống oxy hóa
2.2. Giúp duy trì sức khỏe tuyến giáp
Đối với sức khỏe tuyến giáp thì selen sẽ giúp chống lại stress oxy hóa, kiểm soát được sản xuất hormone tuyến giáp. Selen sẽ giúp duy trì chức năng tuyến giáp và có thể sản xuất hormone tuyến giáp T3, T4. Từ đó, cơ thể sẽ hạn chế tình trạng mắc các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp như bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto.
Theo một khảo sát thực hiện trên 6.000 người cho thấy những người mắc bệnh viêm tuyến giáp và suy tuyến giáp có nồng độ selen trong huyết thanh thấp. Và khi được bổ sung bổ sung selen mỗi ngày trong suốt 3 tháng thì các bệnh nhân có xu hướng cải thiện được tâm trạng khi mắc bệnh Hashimoto.

Selen giúp sức khỏe tuyến giáp tốt hơn
2.3. Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
Nhờ khả năng chống oxy hóa, stress oxy hóa nên Selen sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc ung thư, giảm tổn thương DNA, hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư như ở ruột kết, vú, tuyến tiền liệt,… Khi bổ sung đủ selen, hệ miễn dịch của chúng ta sẽ càng mạnh hơn và tăng cường khả năng chống chọi lại với tác nhân gây bệnh.
Đặc biệt, đối với những người đang xạ trị ung thư tử cung và cổ tử cung thì việc bổ sung selen sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, theo khuyến cáo, nếu chúng ta bổ sung đủ muối giàu selen thì nguy cơ mắc ung thư gan sẽ giảm đi 35%.

Selen giúp giảm nguy cơ mắc ung thư
2.4. Hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tim
Theo kết quả từ 25 cuộc nghiên cứu thì hàm lượng selen trong máu tăng 50% có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch đến 24%. Do đó khi bạn có một chế độ ăn giàu selen thì sức khỏe tim mạch sẽ được cải thiện đáng kể nhờ khả năng kiểm soát tình trạng stress oxy hóa.
Song song đó, một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tim là các dấu hiệu viêm như giảm nồng độ của protein phản ứng C (CRP) và Selen có vai trò làm giảm các triệu chứng đó. Hơn thế nữa, selen còn sản sinh và làm tăng chất Glutathione Peroxidase – một loại chất chống oxy hóa có khả năng phòng ngừa chứng xơ vữa động mạch.

Selen hỗ trợ phòng ngừa bệnh về tim
2.5. Ngăn ngừa tình trạng suy giảm tinh thần
Hiện nay, có rất nhiều người mắc bệnh Alzheimer và bị ở độ tuổi chưa cao, gây ảnh hưởng đến quá trình nhận thức và điều khiển hành vi do mất trí nhớ. Và để khắc phục được những bệnh về suy giảm chức năng hệ thần kinh như bệnh đa xơ cứng, bệnh Parkinson và kể cả bệnh Alzheimer, chúng ta cần có một chế độ ăn giàu selen.

Chế độ ăn giàu Selen giúp hạn chế khả năng mắc bệnh Alzheimer
2.6. Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch
Việc cơ thể thiếu hụt selen có thể sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng của tế bào hệ miễn dịch dẫn đến tốc độ phản ứng của hệ miễn dịch bị chậm đi. Nghiêm trọng hơn là sẽ khiến tình trạng các loại bệnh như cúm, lao, viêm gan C và cả HIV trở nên trầm trọng hơn, thậm chí còn làm tăng nguy cơ tử vong.
Trong cơ thể chúng ta, selen được tìm thấy nhiều ở lách, gan và các hạch bạch huyết. Khoáng chất này có khả năng kích thích sự hình thành kháng thể và hoạt động của các tế bào T hỗ trợ (Lympho Th), cùng với các Lympho T và tế bào NK (tế bào tiêu diệt tự nhiên). Vì thế, bổ sung đúng và đủ selen sẽ giúp hệ miễn dịch khỏe hơn.

Bổ sung đủ selen giúp hệ miễn dịch khỏe hơn
2.7. Giảm các triệu chứng hen suyễn
Selen còn có một đặc tính khác rất nổi bật là giảm viêm nên khoáng chất này được xem như là “cứu tinh” của những người mắc hen suyễn. Bổ sung selen sẽ giúp ngăn ngừa một số triệu chứng như tức ngực, ho, khó thở, khò khè và hỗ trợ điều trị hen suyễn tốt hơn.
Những người bị hen suyễn khi dùng 200 mcg selen/ngày sẽ giảm được các triệu chứng của bệnh mà không cần phải dùng thuốc Corticosteroid. Do đó, bổ sung selen là điều cần thiết nhằm ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị hen suyễn.

Selen giúp giảm các triệu trứng của bệnh hen xuyễn
2.8. Có vai trò quan trọng trong sinh sản
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng selen đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sinh sản của con người và động vật. Cụ thể, selen tác động vào quá trình cấy phôi, giữ nhau thai, tổng hợp Testosterone cũng như khả năng di chuyển của tinh trùng.
Một nghiên cứu được tiến hành tại Anh đã minh chứng rằng sự thiếu hụt selen có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới, nhất là trong quá trình tổng hợp Testosterone và tinh trùng.

Selen có vai trò quan trọng trong sinh sản
2.9. Có thể ngăn ngừa bệnh gan
Thiếu hụt selen là tình trạng thường gặp ở những người nghiện rượu, bia. Rượu chính là tác nhân chính gây ra các gốc tự do và oxidative stress cho gan, dẫn đến dễ mắc bệnh xơ gan. Nếu mức selen trong máu quá thấp, có thể dẫn đến tình trạng ung thư gan.
Việc bổ sung nhiều selen cho cơ thể sẽ giúp cho cơ thể cấu tạo nên các enzym chống lại gốc tự do và oxidative stress cho cơ thể, giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc phải những bệnh về gan, đặc biệt cần hạn chế sử dụng rượu bia để tránh tình trạng thiếu hụt selen cho cơ thể.

Selen có thể ngăn ngừa bệnh gan
2.10. Tác động rất lớn với người bị ung thư
Những nghiên cứu lâm sàn tại Mỹ đã cho thấy selen có công dụng giảm nguy cơ mắc những bệnh như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, đại trực tràng nhờ vào khả năng chống lại sự stress oxy hóa, giảm tổn thương DNA, tăng cường hệ thống miễn dịch, …
Một số nhà nghiên cứu đã đo được sự giảm rõ rệt về nồng độ selen trong máu của bệnh nhân mắc ung thư đại tràng, dạ dày, phổi so với người bình thường, ngăn chặn tế bào ung thư phát triển trong cơ thể. Việc bổ sung selen là rất quan trọng để giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Selen giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
Cách bổ sung selen giúp tăng cường miễn dịch
Việc bổ sung selen sẽ giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể, giảm nguy cơ mắc phải những căn bệnh như hen xuyển, xơ gan, … Và liều lượng selen cần được bổ sung cũng sẽ tăng hoặc giảm tùy theo từng độ tuổi nhất định:
Đối tượng | Liều lượng |
Trẻ dưới 6 tháng tuổi | 6mgc/ ngày |
Trẻ 7-12 tháng tuổi | 10mgc/ ngày |
Trẻ 1-3 tuổi | 17 mgc/ ngày |
Trẻ 4-9 tuổi | 20mgc/ ngày |
Nữ 10-18 tuổi | 26mgc/ ngày |
Nam 10-18 tuổi | 32mgc/ngày |
Vì sao mẹ bầu và thai nhi cần được bổ sung selen?
4.1. Đối với mẹ bầu
Như đã biết, selen là khoáng chất thiết yếu cho cơ thể chúng ta, tham gia vào nhiều quá trình sản sinh các chất hỗ trợ cơ thể phát triển tốt hơn. Do đó, khi các mẹ bầu được bổ sung đủ selen thì sẽ mang đến nhiều lợi ích như:
- Selen sẽ là một “vệ sĩ” bảo vệ cơ thể mẹ bầu tránh khỏi những tổn thương do các gốc tự do và nhiễm trùng gây ra.
- Hệ thống miễn dịch và chức năng tuyến giáp của mẹ cũng sẽ được củng cố nhờ chất chống oxy hóa quan trọng có trong selen.
- Ngoài ra, quá trình sinh sản và sản xuất DNA bên trong cơ thể mẹ cũng rất cần selen để diễn ra được tốt hơn.
- Selen là thành phần giúp tăng chức năng miễn dịch và sự phát triển não bộ.

Selen giúp bảo vệ mẹ bầu
4.2. Đối với thai nhi
Bên cạnh những tác dụng quan trọng cho cơ thể mẹ thì selen còn đóng vai trò chính mang đến cho thai nhi nhiều lợi ích như:
- Bên trong cơ thể mẹ vẫn có thể tồn tại một số độc tố tác động đến thai nhi mà mẹ không biết được và selen sẽ giúp thai nhi tránh khỏi những chất gây hại đó một cách hiệu quả nhất.
- Hơn thế nữa, nhờ tác dụng tăng cường hệ miễn dịch mà selen sẽ bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân có hại.

Selen bảo vệ thai nhi khỏi các độc tố
Selen có trong thực phẩm nào ?
5.1. Các loại sữa
Sữa là một loại thực phẩm cung cấp selen cho cơ thể rất tốt. Những sản phẩm sữa bột dành cho bé trên thị trường hiện nay cũng chứa rất nhiều hàm lượng selen để giúp trẻ phát triển toàn diện. Ngoài ra, với mỗi ly sữa tươi mỗi ngày sẽ cung cấp khoảng 8 mgc cho cơ thể, thích hợp để sử dụng cho các trẻ ở lứa tuổi từ 1 tuổi trở lên.

Sữa có chứa hàm lượng selen cao
5.2. Quả hạch Brazil
Một trong những loại thực phẩm cung cấp cho cơ thể hàm lượng selen nhiều nhất chính là quả hạch Brazil. Trong mỗi quả hạch Brazil có chứa 544,6 mgc selen, một hàm lượng selen rất cao trong cơ thể. Ngoài selen thì loại thực phẩm này còn cung cấp một số dưỡng chất khác như chất xơ, kẽm, magie,…
Cần lưu ý rằng với hàm lượng selen cao như vậy, bạn chỉ nên sử dụng quả hạch selen 1-2 lần trong tuần, hạn chế sử dụng quả nhiều để tránh khỏi tình trạng dư thừa selen.

Ăn quá nhiều hạch sẽ dẫn đến thừa selen
5.3. Thịt bò
Thịt bò có thành phần chủ yếu là protein, có chứa đầy đủ các axit amin cần thiết mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Thịt bò còn chứa nhiều vitamin B12, giúp cho việc tạo ra năng lượng và dẫn truyền thần kinh diễn ra dễ dàng hơn.
Đây cũng là loại thực phẩm cung cấp selen rất tốt cho cơ thể người, tùy theo lượng thịt bò mà ta hấp thụ, hàm lượng selen cơ thể tiếp nhận cũng sẽ khác nhau. Trong một miếng bít tết 170g có chứa 61,2 mgc hàm lượng selen, có thể ăn kèm thịt bò cùng một số loại thực vật khác để đảm bảo đầy đủ thành phần dinh dưỡng.

Thịt bò cung cấp selen cho bữa ăn hàng ngày
5.4. Thịt lợn
Thịt lợn là một loại thực phẩm được rất nhiều người sử dụng, thực phẩm này cũng cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể người, trong đó có selen. Trong 170g thịt lợn có chứa hàm lượng khoảng 80 mgc selen, cung cấp gần 150% giá trị selen hàng ngày cho con người.
Ngoài ra, thịt lợn còn mang đến một số lợi ích dinh dưỡng khác như: bổ sung các vitamin và khoáng chất như phopho, kali, nicaxin, vitamin b6, b12, kẽm,…

Thịt heo là một nguồn cung cấp Selen tốt cho cơ thể
5.5. Thịt gà
Thịt gà cũng là một loại thực phẩm được ưa chuộng rất nhiều, cung cấp cho con người một lượng protein lớn, các axit amin tốt cho cơ thể con người. Thịt gà cũng chứa hàm lượng selen cao, trong 100g thịt gà có chứa khoảng 36,5 mgc hàm lượng selen.
5.6. Cá
Cá là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cho cơ thể, giàu Iot và khoáng chất quan trọng mà cơ thể không thể tự sản xuất. Cá cũng rất giàu selen, trong một khẩu phần 100g thì có chứa 108,2 mgc selen. Cá ngừ vàng, cá mòi, cá hồi, cá bơn là những loại cá đặc trưng cung cấp rất nhiều selen trong khẩu phần ăn.

Cá hồi có chứa hàm lượng Selen rất cao
5.7. Hàu
Là một loại hải sản được ưa chuộng, hàu cung cấp cho con người một lượng kẽm rất lớn. Hàu cũng là loại thực phẩm chứa hàm lượng selen lớn. Trong 100g hàu có chứa 152,9 mgc selen. Ngoài hàu ra thì một số loại hải sản khác như trai, tôm hùng cùng một số loại hải sản khác cũng cung cấp rất nhiều selen cho con người.
5.8. Trứng
Trứng được biết đến là một nguồn thức ăn giàu protein, được sử dụng trong nhiều khẩu phần ăn của mọi người. Trứng còn cung cấp cho con người những chất dinh dưỡng như: vitamin B6, B12, biotin, vitamin D, riboflavin,… Hàm lượng selen ở trong trứng vừa phải, khoảng 15 mgc selen, cung cấp 21% nhu cầu selen mỗi ngày của cơ thể người.
Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng trứng một lượng vừa phải để tránh tình trạng bị dư thừa protein, làm gia tăng lượng mỡ trong cơ thể dẫn đến tăng cân không kỉểm soát và mắc bệnh béo phì.
5.9. Phô mai
Phô mai là loại sản phẩm được chế biến từ sữa, cung cấp lượng selen lớn cho cơ thể. Trong 100g phô mai trung bình có chứa 15 mgc selen. Phô mai cũng là loại thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như protein, canxi, melatonin, giúp ngủ ngon vào ban đêm.

Phô mai được làm từ sữa
5.10. Nấm Đông Cô
Nấm Đông Cô rất giàu dinh dưỡng, cung cấp nicacin, đồng, kali, riboflavin, vitamin D và vitamin C,… Ngoài ra, loại nấm này cũng là một nguồn cung cấp selen cho cơ thể. Trong 100g nấm có chứa 11,9 mgc selen, chiếm 17% nhu cầu selen cho cơ thể.

Nấm đông cô có chứa nhiều chất dinh dưỡng
5.11. Đậu phụ
Đậu phụ có chứa nhiều chất dinh dưỡng như: protein, sắt, canxi. Đặc biệt, đậu phụ giàu chất oxy hóa và chất dinh dưỡng thực vật, giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Trong đậu phụ cũng có chứa rất nhiều selen, một chén đậu phụ sẽ cung cấp 43,8 mgc selen, tương đương đến 80% giá trị selen cần tiêu thụ mỗi ngày.

Đậu phụ cung cấp 43,8g Selen cho cơ thể mỗi ngày
Các câu hỏi thường gặp khi bổ sung selen cho cơ thể
6.1. Dấu hiệu của việc sử dụng selen quá nhiều
Không thể phủ nhận về những công dụng mà selen mang lại có tác động rất tốt đến cơ thể con người. Tuy nhiên, việc quá lạm dụng và bổ sung selenium ở liều lượng cao có thể dẫn đến những tình trạng xấu như ngộ độc selen, hay thậm chí nếu nặng hơn có thể gây ra tử vong.
Những độc tính của selen là rất hiếm, nhưng điều quan trọng là chúng ta phải sử dụng selen ở một liều lượng an toàn để tránh những trường hợp xấu xảy ra. Liều lượng khuyến nghị sử dụng selen ở người là ở mức 55 mgc mỗi ngày và không bao giờ vượt mức cho phép là 400 mgc mỗi ngày .
Ngoài ra, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những dấu hiệu ngộ độc selenium được thể hiện ra bên ngoài rõ rệt như: chóng mặt, buồn nôn, run, đỏ bừng mặt,… Cần sử dụng một lượng selenium vừa phải để tránh khỏi những trường hợp này xảy ra.

Rụng tóc là dấu hiệu của việc sử dụng Selen quá nhiều
6.2. Những biểu hiện của cơ thể khi thiếu hụt selen
Sử dụng selen quá nhiều sẽ không tốt, nhưng nếu cơ thể không được cung cấp đủ lượng selen, sẽ rất dễ dẫn đến những tình trạng cơ thể như:
- Gây uể oải, cơ thể thường xuyên mệt mỏi
- Não rơi vào trạng thái ” sương mù não “, gặp vấn đề về trí nhớ như dễ bị phân tâm, khó theo dõi cuộc trò chuyện và khó tập trung vào các công việc hằng ngày.
- Hệ thống miễn dịch suy yếu, sức đề kháng ngày càng giảm.
- Thể trạng suy yếu, dễ mắc phải bệnh nhược cơ (hay yếu cơ).
- Có nguy cơ cao mắc bệnh vô sinh.
Trên đây là những thông tin cơ bản về “Selen là gì? Chất Selen có tác dụng gì đối với sức khỏe?”. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ tổng đài 1900.866.874 (7:30 – 22:00) hoặc truy cập website avakids.com để được hỗ trợ hướng dẫn và tư vấn miễn phí nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Selen là gì? Chất Selen có tác dụng gì đối với sức khỏe? tại mnkienhung.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.