Bạn đang xem bài viết Tinh dầu tràm trà là gì? 10 công dụng của tinh dầu tràm trà với làn da tại mnkienhung.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tinh dầu tràm trà là một trong những loại tinh dầu được ưa chuộng nhất hiện nay với những công dụng hữu hiệu như trị mụn, khử mùi, ngăn nhiễm trùng, làm sạch cơ thể,… Cùng mnkienhung.edu.vn tìm hiểu xem tinh dầu tràm trà có tác dụng gì và sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất qua bài viết sau nhé!
Tinh dầu tràm trà là gì?
Tinh dầu tràm trà với tên tiếng Anh là Tea Tree Oil, được chiết xuất từ các bộ phận như thân, cành, lá của cây tràm trà (Melaleuca Alternifolia) có nguồn gốc từ Châu Úc. Tinh dầu có 2 thành phần chính là gamma-terpinene và terpinen-4-ol.
Bên cạnh khả năng kháng sinh và kháng khuẩn, tinh dầu tràm trà còn có tác dụng làm đẹp vô cùng hiệu quả nên được sản xuất rộng rãi với quy mô lớn tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Tinh dầu tràm trà tuy được sử dụng phổ biến với nhiều công dụng hữu hiệu nhưng riêng với việc dưỡng da và trị mụn, chị em cũng cần hết sức lưu ý vì không phải làn da nào cũng phù hợp với sản phẩm. Vì vậy, nên thử trước ở 1 vùng da nhỏ trên cổ tay trước khi sử dụng cho da mặt.

Tinh dầu tràm được chiết xuất từ một số bộ phận của cây tràm trà
Tác dụng của tinh dầu tràm trà đối với làn da
2.1. Trị mụn
Trị mụn bằng tinh dầu tràm trà là phương pháp không còn xa lạ gì với các chị em phụ nữ. Khả năng trị mụn trứng cá và mụn bọc của dầu tràm được được sánh ngang với benzoyl peroxide nhưng lại lành tính hơn nhiều với hoạt chất terpenoids có khả năng vượt trội trong việc loại bỏ các vi khuẩn gây mụn bám trên da.

Tinh chất hỗ trợ trị mụn Some By Mi AHA-BHA-PHA 30 Days Miracle Light 50 ml
2.2. Ngăn chặn nhiễm trùng cho vết thương
Các hợp chất chứa trong tinh dầu tràm trà còn có khả năng kháng khuẩn và chống nhiễm trùng, nhiễm nấm cực tốt, bảo vệ vết thương khỏi những vi khuẩn mới xâm hại và làm lành vết thương nhanh hơn. Vì vậy, nếu chẳng may bị thương, bạn chỉ cần nhỏ vài giọt tinh dầu vào vùng da đó là có thể hồi phục rất nhanh chóng.

Tinh dầu tràm Dr.Tràm 20 ml
2.3. Điều trị chàm
Tinh dầu tràm trà còn rất phù hợp để điều trị chàm vì chứa hợp chất terpinen-4-ol có đặc tính kháng viêm, hiệu quả trong việc làm giảm bớt các mẩn đỏ gây ngứa da và khô da, giúp làm dịu da, giảm kích ứng và ngăn chặn các vết chàm lan rộng thêm ra các khu vực khác.

Hỗ trợ điều trị chàm hiệu quả
2.4. Điều trị cháy nắng
Nếu bạn đi tắm biển vào mùa hè và lỡ để cho làn da bị cháy nắng thì cũng không cần lo lắng vì đã có tinh dầu tràm trà có tác dụng làm tái sinh mô và tái tạo da bị hư hại dưới tác động của ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, sử dụng tinh dầu tràm trà còn mang lại cảm giác dễ chịu và giảm sự đau rát do bị bỏng nắng gây ra.

Làm tái sinh mô và tái tạo da bị hư hại dưới ánh nắng mặt trời
2.5. Chữa mùi hôi
Từ nay bạn không cần phải lo ngại vi khuẩn trên da gây mùi hôi nữa vì tinh dầu tràm trà có khả năng khử khuẩn, khử mùi tự nhiên vô cùng công hiệu mà lại không chứa hóa chất độc hại như những sản phẩm khử mùi khác được bán trên thị trường. Xịt một chút tinh dầu vào giày sẽ giúp loại bỏ mùi hôi chân đáng kể đấy!

Khử mùi hôi giày cực kỳ hiệu quả
2.6. Kiểm soát dầu
Ngoài công dụng kháng viêm, hợp chất terpinen-4-ol còn giúp làm sạch bã nhờn và điều tiết lượng dầu trên da một cách tối ưu. Nhỏ một vài giọt tinh dầu vào hộp kem dưỡng da của bạn và sử dụng đều đặn hàng ngày không chỉ giúp dưỡng ẩm, làm mờ các vết thâm, se khít lỗ chân lông mà còn có khả năng kiểm soát dầu thừa hiệu quả.

Kem dưỡng ẩm chiết xuất Rau Má và Keo Ong Nature Republic Green Derma Mild CICA 190 ml
2.7. Chữa vẩy nến
Một công dụng không thể không nhắc đến của tinh dầu tràm trà đó là chữa bệnh vẩy nến nhờ vào các hợp chất có tính sát khuẩn cực mạnh và khả năng chống lại tình trạng viêm nhiễm tốt.
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần pha loãng vài giọt tinh dầu tràm và 1 ít dầu dừa cùng với nước rồi rửa sạch vùng da bị vẩy nến, kiên trì sử dụng sẽ mang lại hiệu quả mong muốn.

Được sử dụng để chữa bệnh vẩy nến
2.8. Làm giảm thâm mụn
Tinh dầu tràm trà còn được biết đến với công dụng làm giảm thâm mụn, tái tạo tế bào da mới, giúp làn da sáng khỏe và tràn đầy sức sống. Có 3 cách để trị thâm mụn bằng tinh dầu tràm trà hiệu quả là xông mặt, bôi trực tiếp và đắp mặt nạ.

Giúp làm giảm thâm mụn
2.9. Làm sạch cơ thể
Sau những ngày làm việc mệt mỏi và đầy căng thẳng vì ngâm mình trong bồn tắm có nhỏ vài giọt tinh dầu không chỉ giúp bạn làm sạch cơ thể mà còn mang lại cảm giác cực kỳ thư giãn và thoải mái. Nên thực hiện khoảng 2 lần 1 tuần là tốt nhất.

Nhỏ vài giọt tinh dầu tràm trà vào bồn tắm giúp làm sạch cơ thể và thư giãn
2.10. Làm dịu viêm da
Khi có vùng da bị nổi mẩn đỏ, kích ứng hay côn trùng đốt gây sưng tấy, bạn chỉ cần thoa hỗn hợp bao gồm dầu dừa, dầu ô liu và dầu tràm là có thể làm dịu các vết thương, ngăn ngừa tình trạng viêm da rất hiệu quả.

Dầu oliu Olivoilà Extra Virgin giúp làm dịu viêm da
2.11. Chống nấm
Ngoài công dụng phổ biến là điều trị nấm Candida Albicans, gây các bệnh về da, bộ phận sinh dục, cổ họng và miệng thì tinh dầu tràm trà còn được các chuyên gia chứng minh là có thể tiêu diệt được các loại nấm men, nấm da và nấm sợi.
Trong một nghiên cứu khác đã chứng minh được rằng Terpinen-4-ol – một thành phần chính có trong tinh dầu tràm trà, có khả năng tăng cường tác dụng của thuốc kháng nấm Fluconazol trong trường hợp chủng Candida Albicans kháng thuốc.

Làm dịu nấm da ở cổ
2.12. Chống virus
Trong một thử nghiệm đánh giá tác dụng kháng virus của tinh dầu tràm trà năm 2001 đã cho thấy rằng, khả năng chống lại và vô hiệu hóa virus Herpes gây viêm loét và mụn rộp vô cùng hiệu quả.
2.13. Hỗ trợ khắc phục nấm tay chân
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng tình trạng nấm tay chân sẽ được cải thiện rõ rệt nếu sử dụng các sản phẩm trị nấm có thành phần tràm trà nhờ vào đặc tính sát khuẩn và kháng khuẩn. Điều này đặc biệt hữu dụng đối với những người có thói quen mang giày thể thao hoặc giày kín mũi thường xuyên.
2.14. Trị nấm móng tay
Nấm móng tay là hiện tượng móng tay bị bong tróc, biến dạng, nhiễm trùng và thay đổi màu sắc do vi nấm Trichophyton gây ra. Bệnh lý này không những không tự khỏi mà còn có khả năng lây lan vô cùng mạnh mẽ.
Do đó, vào năm 1999, các nhà khoa học đã thực hiện một nghiên cứu lâm sàng nhằm đánh giá công dụng của một loại kem trị nấm móng có sự kết hợp của tinh dầu tràm trà 5% và butenafine hydrochloride 2% so với giả dược. Và kết quả thu được sau 16 tuần cho thấy rằng tới 80% bệnh nhân đã được chữa khỏi bệnh nấm móng sau khi dùng sản phẩm đặc trị.

Hỗ trợ khắc phục nấm móng tay
2.15. Hạn chế viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc, hay còn được biết là một dạng của bệnh chàm, gây ra bởi việc tiếp xúc với các chất gây kích ứng hoặc dị ứng. Một vài nghiên cứu đã chứng minh được khả năng hạn chế viêm da tiếp xúc của dầu cây tràm trà hiệu quả hơn rất nhiều so với oxit kẽm và clobetasone butyrate. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý phân biệt giữa “dầu” và “tinh dầu” vì tinh dầu tràm trà không có tác dụng đối với viêm da tiếp xúc kích ứng và mày đay.
2.16. Trị gàu và nắp nôi cho trẻ em
Ở trẻ em hay xuất hiện tình trạng gàu trên da đầu và nắp môi. Nguyên nhân là do nấm men Pityrosporum ovale gây ra. Và các chuyên gia đã khuyến cáo rằng dịch chiết tràm trà 5% có tác dụng vô cùng hiệu quả trong việc trị gàu từ trung bình đến nhẹ và đồng thời cũng có cả khả năng trị bệnh nắp môi ở trẻ.
Tuy nhiên có một số trẻ bẩm sinh dị ứng với tinh dầu tràm trà, do đó các mẹ nên lưu ý thoa thử một ít tinh dầu tràm trà lên tay trẻ để kiểm tra phản ứng. Nếu trong vòng 24 – 48 giờ không có hiện tượng kích ứng nào xảy ra thì các mẹ có thể yên tâm sử dụng cho bé.

Hỗ trợ trị gàu cho bé
2.17. Trị chấy
Một vài nghiên cứu đã chứng minh rằng tinh dầu tràm trà có hiệu quả cao hơn trong việc tiêu diệt chấy rận với tỷ lệ đạt tới 100% trong vòng 30 phút. Và các chuyên gia cũng chỉ ra rằng hợp chất nerolidol có hiệu quả cao trong việc tiêu diệt trứng chấy rận. Do đó, mẹ nên kết hợp tinh dầu tràm trà và nerolidol với tỉ lệ 1:2 để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất.
2.18. Có lợi cho sức khoẻ răng miệng
Tinh dầu tràm trà còn có tác dụng đối với sức khỏe răng miệng. Gel có chứa tinh dầu tràm trà có khả năng hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm nướu mãn tính và loại bỏ mảng bám trên răng vô cùng hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khoẻ.

Chăm sóc sức khỏe răng miệng
2.19. Dưỡng da
Cũng như các loại tinh dầu từ thiên nhiên như dừa và oliu, tinh dầu tràm trà còn có khả năng dưỡng da vô cùng hiệu quả, đặc biệt với chị em có làn da dầu và nhạy cảm.
Để tăng thêm hiệu hiệu quả thì chị em cũng có thể kết hợp tinh dầu tràm trà với các loại dầu nền có tính dưỡng da khác. Ngoài ra, loại tinh dầu này còn có khả năng kháng khuẩn và điều trị các bệnh về da khác nếu như được sử dụng và kết hợp đúng cách.
Hướng dẫn cách sử dụng tinh dầu tràm trà hiệu quả
3.1. Liều lượng sử dụng thông thường cho người lớn
- Đối với bệnh nấm móng: Có thể thoa trực tiếp tinh dầu tràm trà nguyên chất 100% ở những vùng bị nấm móng 2 lần/ngày trong vòng 6 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Đối với nấm da chân ở vận động viên: Chỉ nên thoa tinh tinh dầu tràm trà với nồng độ 25% hoặc 50% tại vùng bị nấm trong vòng 1 tháng. Ngoài ra cũng có thể sử dụng kết hợp với kem có chứa tinh dầu tràm trà 10% với liều lượng 2 lần/ngày.
- Đối với mụn trứng cá: Trường hợp này được khuyến cáo chỉ nên bôi tinh dầu tràm trà 5% hàng ngày.
3.2. Liều lượng sử dụng thông thường cho trẻ em
- Đối với nhiễm trùng mắt: Sử dụng tinh dầu tràm trà nồng độ 50% để rửa mí mắt hoặc sử dụng thuốc mỡ cây trà 5% để massage mí mắt cho bé trong vòng 4 – 6 tuần.
- Đối với các bệnh nhiễm trùng da: Hòa tinh dầu tràm trà với 1 giọt nước muối sinh lý và nhỏ lên vết thương của bé 2 lần/ngày, làm liên tục trong vòng 30 ngày hoặc cho tới khi vết thương lành hẳn.
- Đối với mụn cóc do virus: Thoa trực tiếp tinh dầu tràm trà lên mụn cóc 2 lần/ngày trong vòng 12 ngày.

Nước muối sinh lý Fysoline
3.3. Các cách sử dụng tinh dầu tràm trà an toàn và hiệu quả
Tinh dầu tràm trà được sử dụng phổ biến với rất nhiều cách như sau:
- Khuếch tán: Bạn có thể sử dụng đèn xông tinh dầu hoặc máy khuếch tán để thực hiện xông tinh dầu tràm trà. Cách này sẽ giúp cho không gian sống của bạn sạch sẽ, trong lành và tươi mát hơn.

Xông tinh dầu tràm trà giúp không khí trong lành hơn
- Massage chăm sóc da mặt: Đối với làn da nhạy cảm, bạn không nên thoa trực tiếp tinh dầu tràm trà lên mặt mà nên pha loãng với dầu nền như dầu ô liu, dầu dừa, dầu bơ,… và sử dụng máy massage mặt để massage nhẹ nhàng. Kiên trì thực hiện giúp cho da mặt được hấp thụ đầy đủ các dưỡng chất và trở nên căng bóng, sáng khỏe.

Máy massage phục hồi da Lifetrons EP-100
- Đắp mặt nạ: Cách làm được nhiều chị em lựa chọn, nhất là làm mặt nạ tràm trà cùng với đất sét. Bạn chỉ cần trộn hỗn hợp gồm 1 thìa đất sét cùng 1 thìa yến mạch, 2 thìa nước, 4 giọt tràm trà rồi trộn đều thành một hỗn hợp sền sệt. Sau khi sử dụng loại mặt nạ này, bạn cần bôi kem dưỡng ẩm để tránh da bị khô.

Đắp mặt nạ có chứa tinh dầu tràm trà
- Xông hơi mặt: Để thực hiện, bạn nhỏ vài giọt tinh dầu tràm trà cùng với lượng nước vừa đủ vào máy xông hơi mặt và xông trong khoảng 5 phút, chú ý để mặt cách xa máy khoảng 20cm. Cách này sẽ giúp làn da của bạn trẻ hóa, trở nên căng bóng và tươi sáng tự nhiên.
- Dùng trực tiếp cho vùng bị sưng, viêm: Nếu bạn không có thời gian để massage hay xông mặt thì có thể chọn cách bôi trực tiếp lên các vùng da bị thâm, sưng, viêm. Bạn chỉ cần pha hỗn hợp 3 giọt dầu tràm, 2 thìa rượu, 4 thìa nước rồi dùng tăm bông chấm lên các vết thương là được.

Tăm bông kháng khuẩn Sakura TB01
- Dùng khử mùi cơ thể: Tinh dầu tràm trà còn được rất nhiều người sử dụng để khử mùi hôi nách và hôi chân. Bạn có thể tự làm một lọ xịt khử mùi tại nhà với công thức gồm 2 giọt tinh dầu tràm trà, 1 thìa giấm táo hữu cơ, 1 thìa dầu jojoba và 50ml nước lọc rồi lắc đều và xịt vào những vùng cơ thể cần khử mùi.
Tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng tinh dầu tràm trà
Mặc dù tinh dầu tràm trà có rất nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe nói chung và da mặt nói riêng, nhưng tinh dầu này vẫn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn nếu sử dụng không đúng liều và không đúng cách:
- Phổ biến nhất là gây kích ứng và viêm da
- Nếu sử dụng liên tục ở bé trai sẽ gây ra hội chứng gynecomastia – phát triển vú không bình thường.
- Đối với những trường hợp da bị mụn hoặc nhạy cảm thì việc sử dụng tinh dầu tràm trà có thể gây khô da, châm chích, nóng rát và ửng đỏ.
- Một số trường hợp nặng có thể gây lú lẫn, phát ban, đi không vững và có thể là hôn mê.
Lưu ý khi dùng tinh dầu tràm trà
Khi sử dụng tinh dầu tràm trà, bạn cần nhớ những lưu ý sau đây:
- Tuyệt đối không được uống tinh dầu tràm trà.
- Để xa tầm tay của trẻ em.
- Không nên sử dụng tinh dầu tràm trà vào ban ngày vì rất dễ bị bắt nắng, gây sạm da, nám da.
- Có thể dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú nhưng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
- Đối với làn da nhạy cảm, để tránh được những kết quả không mong muốn, tốt nhất là bạn nên thử nhỏ vài giọt vào cổ tay và quan sát phản ứng của da trong vòng 24 giờ rồi mới quyết định có nên dùng cho da mặt hay không.
- Người nhạy cảm với mùi hương cũng không nên sử dụng vì tinh dầu tràm trà có mùi khá nồng.

Phụ nữ mang thai và cho con bú nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng tinh dầu tràm trà
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm các công dụng của tinh dầu tràm trà và những lưu ý khi sử dụng. Nếu cần mua sản phẩm hoặc có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng truy cập website avakids.com hoặc liên hệ tổng đài 1900.866.874 để được tư vấn nhanh nhất nhé!
1. https://www.healthline.com/nutrition/tea-tree-oil
2. https://www.nccih.nih.gov/health/tea-tree-oil
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tinh dầu tràm trà là gì? 10 công dụng của tinh dầu tràm trà với làn da tại mnkienhung.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.