Bạn đang xem bài viết Xét nghiệm Double test là gì? Khi nào mẹ nên thực hiện sàng lọc Double test? tại mnkienhung.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Xét nghiệm Doubletest giữ vai trò quan trọng trong việc tầm soát nguy cơ dị tật thai nhi. Trong bài viết sau đây, chuyên mục Góc chuyên gia của mnkienhung.edu.vn sẽ cung cấp các thông tin quan trọng liên quan tới phương pháp sàng lọc trước sinh này. Đồng hành cùng mnkienhung.edu.vn ba mẹ nhé!
Xét nghiệm sàng lọc Double test là gì?
Double test là hình thức xét nghiệm thông qua việc lấy máu người mẹ trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ nhằm dự đoán các bất thường liên quan tới nhiễm sắc thể. Xét nghiệm Double test sẽ giúp các bác sĩ sàng lọc nồng độ của protein huyết tương A (PAPP – A) và gonadotropin màng đệm beta – người tự do (beta hCG) có trong máu.
Một thai nhi khỏe mạnh sẽ có 22 cặp nhiễm sắc thể thường cùng với 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính XX hoặc XY. Trong trường hợp xuất hiện thêm nhiễm sắc thể thể tam nhiễm, em bé sẽ có nguy cơ rất cao mắc các hội chứng dị tật bẩm sinh như:
- Down: tam nhiễm nhiễm sắc thể số 21
- Edward: tam nhiễm nhiễm sắc thể số 18
- Patau: tam nhiễm nhiễm sắc thể số 13
Một khi tình trạng đột biến nhiễm sắc thể xuất hiện, nồng độ PAPP – A và hCG trong máu sẽ thay đổi, có thể thấp hơn hoặc cao hơn mức bình thường.

Xét nghiệm Double test được tiến hành bằng cách lấy máu tĩnh mạch
Đối tượng nên thực hiện xét nghiệm Double test
Theo khuyến cáo từ bộ Y tế, tất cả mẹ bầu đều cần thực hiện xét nghiệm Double test đểsàng lọc trước sinh, nhất là những mẹ bầu nằm trong nhóm nguy cơ cao như:
- Mang thai tuổi 35 trở lên
- Có tiền sử thai lưu, sảy thai
- Trong quá khứ từng sinh con mắc hội chứng dị tật bẩm sinh
- Bị ốm, nhiễm virus trong quá trình mang thai
- Có kết quả siêu âm độ mờ da gáy cao hơn mức bình thường
Tại sao mẹ nên thực hiện sàng lọc Double test?
Khi mang thai, bất cứ bà mẹ nào cũng đều muốn con mình khi sinh ra được thông minh, khỏe mạnh. Mặc dù vậy, trong quá trình hình thành và phát triển, cũng có không ít thai nhi không may mắn mắc các hội chứng dị tật bẩm sinh mà không thể phát hiện thông qua việc siêu âm thai thông thường.
Do đó, mẹ cần tiến hành thực hiện các phương pháp sàng lọc trước sinh như xét nghiệm Doubletest để đảm bảo sức khỏe cho bé, đồng thời tầm soát nguy cơ mắc các dị tật.
Double test là phương pháp xét nghiệm không xâm lấn, đặc biệt an toàn cho mẹ và thai nhi lại cho kết quả có độ chính xác cao vậy nên mẹ có thể hoàn toàn yên tâm.
Thời gian nào thực hiện xét nghiệm Double test là tốt nhất?
Thông thường, mẹ cần thực hiện xét nghiệm Double test trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên. Để kết quả xét nghiệm được chính xác nhất, các bác sĩ khuyến cáo mẹ nên làm xét nghiệm khi em bé được 11 tuần 2 ngày – 13 tuần 6 ngày, thời gian vàng là tuần thứ 12 của thai kỳ.
Ưu, nhược điểm của phương pháp xét nghiệm Double test
Ưu điểm
Theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ trẻ em sinh ra mắc cácdị tật bẩm sinh như Down là 1/700, nguy cơ này càng gia tăng nếu mẹ mang thai khi tuổi càng lớn. Cụ thể:
- Khi mẹ 20 tuổi, nguy cơ trẻ mắc bệnh là 1/2000 tổng số ca sinh.
- Khi mẹ 35 tuổi, nguy cơ là 1/365 tổng số ca sinh.
- Khi mẹ 40 tuổi, nguy cơ trẻ mắc bệnh lên tới 1/100 tổng số ca sinh.
Nếu không được phát hiện kịp thời, em bé khi sinh ra sẽ mắc hội chứng Down khiến cả cuộc đời bị ảnh hưởng. Thực hiện xét nghiệm Double test sẽ giúp mẹ đánh giá được nguy cơ dị tật thai nhi để từ đó có những quyết định đúng đắn và phù hợp nhất.

Thực hiện xét nghiệm Double test giúp tầm soát nguy cơ dị tật bẩm sinh
Nhược điểm
Tuy rằng Double test có thể giúp tầm soát dị tật thai nhi nhưng thông qua phương pháp này, mẹ chỉ biết rằng em bé có nguy cơ mắc dị tật hay không chứ không thể khẳng định tuyệt đối. Thậm chí, ngay cả khi kết hợp thêm phương pháp đo độ mờ da gáy, kết quả cũng chỉ mang tính chất tham khảo để chỉ ra nguy cơ.
Ngoài ra, việc chỉ ra nguy cơ về dị tật thai kỳ cũng có thể khiến thai phụ lo lắng, từ đó làm ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và bé. Vậy nên, mẹ cần suy nghĩ thật kỹ trước khi thực hiện Double test, nếu kết quả trả về có nguy cơ cao, mẹ có sẵn sàng thực hiện thêm các xét nghiệm xâm lấn như sinh thiết gai nhau hay không?
Quy trình thực hiện xét nghiệm Double test
Sau đây, mnkienhung.edu.vn xin gửi đến mẹ thông tin chi tiết về quy trình xét nghiệm đối với phương pháp sàng lọc trước sinh này:
- Bước 1. Bác sĩ tư vấn và thực hiện xét nghiệm Double test, đo độ mờ da gáy, chiều dài mông – đầu của thai nhi.
- Bước 2. Mẹ cung cấp các thông tin cá nhân liên quan như tên, cân nặng, chiều cao, tiền sử bệnh cho y tá và tiến hành lấy từ 2 – 4 ml máu.
- Bước 3. Y tá đưa ống nghiệm có chứa máu của mẹ xét nghiệm tại Labo.
- Bước 4. Bác sĩ trả kết quả xét nghiệm và thực hiện tư vấn
- Nhóm nguy cơ dị tật cao: Độ mờ da gáy của em bé khoảng 3,5 – 4,4 mm, tỷ lệ bất thường từ 64,5% trở lên
- Nhóm nguy cơ dị tật thấp: Độ mờ da gáy của em bé thấp hơn 3mm, tỷ lệ bất thường 21,1%.
Xét nghiệm sàng lọc Double test bao lâu thì có kết quả?
Thông thường sau 2 – 3 ngày đưa máu tĩnh mạch của mẹ đi xét nghiệm, kết quả đánh giá nguy cơ dị tật bẩm sinh của thai nhi sẽ được trả về.
Kết quả phân tích sàng lọc Double test được tiến hành qua sự hỗ trợ của các phần mềm chuyên dụng trên cơ sở kết hợp định lượng PAPP – A, beta – hCG tự do trong máu của mẹ và chiều dài đầu mông, độ mờ da gáy cũng như đường kính lưỡng đỉnh, độ tuổi của mẹ,…

Xét nghiệm Double test thường có kết quả sau 2 – 3 ngày
Xét nghiệm Double test hết bao nhiêu tiền?
Chi phí thực hiện Double test sẽ phụ thuộc vào cơ sở y tế mà mẹ lựa chọn xét nghiệm. Tuy nhiên, trên thực tế, chi phí chỉ dao động trong khoảng 400.000 VNĐ – 1.000.000 VNĐ.
Trước khi thực hiện sàng lọc, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và cân nhắc ưu, nhược điểm của từng loại xét nghiệm để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.
Hướng dẫn đọc kết quả xét nghiệm sàng lọc Double test
Kết quả xét nghiệm Double test thường được ghi ở dạng tỷ lệ và được chia thành 2 nhóm:
- Nhóm nguy cơ dị tật cao: Tỷ lệ 1:10 – 1:250 có nghĩa là cứ 10 – 250 em bé sẽ có 1 em bé có nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh.
- Nhóm nguy cơ dị tật thấp: Tỷ lệ 1:1000 trở lên có nghĩa là trong 1000 em bé, chỉ có 1 em bé có nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh.
Mẹ cần lưu ý gì khi thực hiện sàng lọc Double test?
- Xét nghiệm Double test được tiến hàng bằng cách lấy máu, tuy nhiên, mẹ không cần phải nhịn ăn trước khi thực hiện xét nghiệm như các phương pháp sàng lọc khác. Vậy nên, mẹ hãy xây dựng thực đơn cho bà bầu thật khoa học, ăn uống thật đầy đủ để cơ thể được khỏe mạnh, đồng thời giữ tinh thần thật thoải mái để xét nghiệm cho kết quả chính xác nhất.
- Nếu mẹ đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, cần thông báo ngay cho bác sĩ do một số loại thuốc nhất định có thể khiến kết quả xét nghiệm bị ảnh hưởng.
- Tùy thuộc vào từng dạng kết quả và chẩn đoán ban đầu, các bác sĩ có thể khuyên mẹ thực hiện thêm một số các xét nghiệm khác như sinh thiết gai nhau, Triple test, chọc ối hay NIPT,…
- Kết quả xét nghiệm sàng lọc Double test có chính xác hay không phụ thuộc rất lớn vào hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị hỗ trợ của cơ sở y tế và chuyên môn của bác sĩ. Do đó, mẹ cần tìm hiểu và lựa chọn các bệnh viện sản phụ khoa uy tín để hạn chế tối đa việc chẩn đoán sai gây ảnh hưởng tới tâm lý, sức khỏe của mẹ và bé.

Mẹ có thể bổ sung viên uống Herbland IQKARE tăng cương sức khỏe trước khi xét nghiệm Double test
Gợi ý các địa chỉ y khoa thực hiện xét nghiệm Double test uy tín
Hiện nay có rất nhiều cơ sở y khoa cung cấp dịch vụ xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double test. Dưới đây là một số địa chỉ uy tín mà mẹ có thể tham khảo:
Tại Hà Nội
- Bệnh viện Phụ sản Trung Ương
- Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
- Bệnh viện Hồng Ngọc
- Bệnh viện Bạch Mai
- Bệnh viện Thu Cúc
Tại thành phố Hồ Chí Minh
- Khám thai Bệnh viện Từ Dũ
- Bệnh viện Phụ sản Mekong
- Bệnh viện Hùng Vương
- Bệnh viện quốc tế City
- Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec
Đôi lời từ mnkienhung.edu.vn
Xét nghiệm Double test chỉ mang tính chất sàng lọc nhằm đánh giá nguy cơ dị tật thai nhi với các hội chứng như Patau, Edwards, Down. Tuy nhiên, mẹ không nên lo lắng quá nhiều gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Thay vào đó, mẹ cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để có thể đánh giá chính xác tình trạng của em bé.
Bài viết của mnkienhung.edu.vn/ chỉ mang tính chất tham khảo, không có tác dụng thay thế việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Lan Anh tổng hợp
Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Xét nghiệm Double test là gì? Khi nào mẹ nên thực hiện sàng lọc Double test? tại mnkienhung.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.