Bạn đang xem bài viết Khởi phát chuyển dạ là gì? 6 Phương pháp khởi phát chuyển dạ phổ biến tại mnkienhung.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Khởi phát chuyển dạ được thực hiện nhằm tránh các nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi khi đã quá ngày dự sinh hoặc mẹ có tiền sử bệnh lý. Hãy cùng chuyên mục Thai kỳ của mnkienhung.edu.vn tìm hiểu về khởi phát chuyển dạ ngay sau đây nhé!
Khởi phát chuyển dạ là gì?
Khởi phát chuyển dạ (kích thích chuyển dạ) là quá trình mà bác sĩ sẽ dùng thuốc hoặc các phương pháp khoa học để giúp sản phụ chuyển dạ thay vì chờ chuyển dạ tự nhiên.
- Sự thành công của khởi phát chuyển dạ phụ thuộc vào nhiều yếu tố và một trong những yếu tố chính là độ mở và độ xóa của tử cung. Khi cổ tử cung có độ mở và độ xóa càng lớn thì khả năng thành công càng cao.
- Bên cạnh đó, khởi phát chuyển dạ thất bại khi tử cung của thai phụ không phản ứng với kích thích, không mở hoặc xuất hiện dấu hiệu bất thường.

Bác sĩ có thể dùng thuốc hoặc các phương pháp khoa học để khởi phát chuyển dạ
Vì sao cần thực hiện các phương pháp khởi phát chuyển dạ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bác sĩ phải dùng đến các phương pháp khởi phát chuyển dạ. Theo bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi (Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.Hồ Chí Minh), một số trường hợp phổ biến cần được tư vấn kích thích chuyển dạ như:
- Quá ngày dự sinh nhưng thai phụ vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Lúc này, các chuyên gia khuyến cáo không nên chờ đợi chuyển dạ tự nhiên vì có thể ảnh hưởng xấu đến thai phụ lẫn thai nhi.
- Thai phụ bị vỡ ối tự nhiên nhưng lại chưa có dấu hiệu sinh. Việc vỡ màng ối có thể khiến thai phụ và thai nhi bị nhiễm trùng nên bác sĩ sẽ cân nhắc đến các phương pháp khởi phát chuyển dạ.
- Thai phụ bị thiếu ối hoặc nhiễm trùng ối dẫn đến việc chỉ định chấm dứt thai kỳ.
- Thai phụ xuất hiện tình trạng sản giật, tiền sản giật nặng, tiền sản giật trên nền cao huyết áp mãn tính, hội chứng HELLP,… gây nguy hiểm đến tính mạng sản phụ và thai nhi.
Những trường hợp không nên sử dụng các phương pháp khởi phát chuyển dạ
Sử dụng các phương pháp khởi phát chuyển dạ và sinh nở qua đường âm đạo có thể không an toàn cho sản phụ và thai nhi trong một số trường hợp dưới đây:
- Nhau tiền đạo (tình trạng thai nhi lấp toàn bộ hoặc một phần cổ tử cung).
- Thai ngôi mông hoặc thai nhi nằm nghiêng trong tử cung.
- Dây rốn bị sa xuống âm đạo trước thai nhi (sa dây rốn).
- Thai phụ bị nhiễm herpes sinh dục đang hoạt động.
- Thai phụ đã từng làm một số loại phẫu thuật tử cung trước đó như sinh mổ hoặc cắt bỏ u xơ.
Do đó, trong những trường hợp này, thai phụ có thể được chỉ định mổ lấy thai để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.

Thai phụ đã từng sinh mổ không nên khởi phát chuyển dạ
6 phương pháp khởi phát chuyển dạ phổ biến
Bóc tách màng ối
Bóc tách màng ối là phương pháp khởi phát chuyển dạ được cho là tự nhiên nhất. Đối với phương pháp này, kỹ thuật viên sẽ đưa ngón tay đã đeo găng vào cổ tử cung rồi từ từ di chuyển ngón tay theo chuyển động tròn và tách màng mỏng kết nối giữa túi ối và thành tử cung.
Đây là phương pháp đơn giản giúp kích thích sản xuất hormone prostaglandin để tạo ra các cơn co tử cung, kích thích chuyển dạ thật. Bóc tách màng ối thậm chí còn được chỉ định vì ngày dự sinh quá gần mà không vì lý do y khoa đặc biệt nào.
Khởi phát chuyển dạ bằng cách bấm ối
Bấm ối là phương pháp khởi phát chuyển dạ được thực hiện khi cổ tử cung đã mở. Theo đó, kỹ thuật viên sẽ dùng kim chọc dò dài hoặc cành Kocher gây thủng màng ối rồi dùng tay xé màng ối rộng ra.
Tiếp theo, bác sĩ sẽ đánh giá số lượng lẫn màu sắc dịch ối, nếu dịch ối trong thì tiếp tục theo dõi để cho sinh thường, còn dịch ối có màu xanh lẫn phân xu thì cần tiến hành mổ ngay. Bên cạnh đó, trước và sau khi bấm ối cần kiểm tra nhịp tim thai, nếu bình thường có thể theo dõi tiếp còn bất thường sẽ có phương án xử trí ngay.
Khởi phát chuyển dạ bằng Foley
Quy trình thực hiện phương pháp khởi phát chuyển dạ bằng Foley sẽ được tiến hành như sau:
- Bác sĩ sẽ đưa một ống thông Foley qua lỗ trong tử cung, tiếp tục bơm 10 ml huyết thanh mặn 0.9% để làm phồng bóng cao su nhằm gây áp lực để cổ tử cung xóa và mở.
- Khi cổ tử cung mở 3 cm thì ống thông sẽ tự động tuột ra ngoài và quá trình chuyển dạ được khởi phát.
- Trước đây, phương pháp khởi phát chuyển dạ bằng Foley thường được sử dụng để đình chỉ những thai lớn. Tuy nhiên, ngày nay lại hiếm được sử dụng bởi sự ra đời của nhiều loại thuốc ưu việt giúp chuyển dạ dễ dàng hơn.
Khởi phát chuyển dạ bằng oxytocin
Khi sử dụng khởi phát chuyển dạ bằng oxytocin, oxytocin sẽ được pha vào chai dịch truyền và truyền chậm qua tĩnh mạch để kích thích tử cung co bóp. Sau đó, khi cổ tử cung đã mở đủ thì bác sĩ sẽ bấm ối và xé rộng màng ối.
Quá trình khởi phát chuyển dạ bằng oxytocin sẽ được theo dõi và điều chỉnh tốc độ dịch truyền nhằm đạt được số cơn co phù hợp với sự tiến triển của chuyển dạ. Bên cạnh đó, phụ thuộc vào tình hình mà có thể thể phối hợp thêm thuốc giảm co để làm mềm cổ tử cung.
Khởi phát chuyển dạ bằng prostaglandin
Khởi phát chuyển dạ bằng prostaglandin sẽ được thực hiện như sau:
- Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tại chỗ nhằm gây chuyển dạ cho sản phụ.
- Thuốc sẽ được đặt vào âm đạo sản phụ hoặc dưới lưỡi.
- Tác dụng của prostaglandin là giúp cổ tử cung chín muồi, mềm mại để giúp quá trình chuyển dạ diễn ra nhanh và dễ dàng.
- Prostaglandin được khuyến cáo sử dụng khi thai lưu to hoặc thai xuất hiện di tật bẩm sinh nặng.
- Đồng thời, không nên sử dụng đối với trường hợp thai quá ngày, thai chậm phát triển trong tử cung nặng.
Kích thích núm vú
Khởi phát chuyển dạ bằng cách kích thích núm vú được thực hiện như sau:
- Kích thích quầng vú từng bên trong 5 – 30 giây
- Khoảng cách giữa từng đợt kích thích là 2 – 3 phút
- Ngưng kích thích khi tử cung xuất hiện các cơn co.
- Điều này sẽ giúp kích thích tuyến yên tiết ra oxytocin
- Đây cũng là phương pháp đạt hiệu quả cao khi cổ tử cung đã mở.
Một số nguy cơ liên quan đến khởi phát chuyển dạ
Khởi phát chuyển dạ có thể gây xuất hiện các biến chứng sau đây:
- Khởi phát chuyển dạ thất bại: Khoảng 25% thai phụ không xuất hiện cơn gò tử cung tốt, cổ tử cung không thay đổi thuận lợi,…
- Xuất hiện cơn gò tử cung cường tính: Cơn gò tử cung dồn dập khiến cổ tử cung siết lại dẫn đến thai có thể bị suy hoặc nguy cơ vỡ tử cung và cần mổ gấp.
- Vỡ cổ tử cung hoặc nứt sẹo mổ lấy thai: Đây là biến chứng hiếm gặp và khá nghiêm trọng nên cần mổ cấp cứu ngay.
- Một vài phương pháp khởi phát chuyển dạ có thể gây vỡ ối, tăng nguy cơ nhiễm trùng cho thai phụ và thai nhi.
- Gây chảy máu sau sinh: Khởi phát chuyển dạ có thể làm tăng nguy cơ cổ tử cung đàn hồi kém sau sinh hoặc mổ gây băng huyết sau sinh nghiêm trọng.

Khởi phát chuyển dạ có thể gây nên các cơn gò tử cung cường tính
Câu hỏi thường gặp về khởi phát chuyển dạ
Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc của Trung tâm Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM chia sẻ về các thắc mắc liên quan đến khởi phát chuyển dạ.
Nên chọn phương pháp khởi phát chuyển dạ nào?
Trước khi đưa ra phương pháp khởi phát chuyển dạ phù hợp, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và đánh giá tình trạng cổ tử cung nhằm cho điểm chỉ số Bishop, đồng thời chỉ định thêm các xét nghiệm liên quan.
Dựa trên kết quả thu được, bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định và tư vấn cho thai phụ phương pháp khởi phát chuyển dạ hiệu quả, an toàn và phù hợp nhất. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định một hoặc kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.
Nên chọn bệnh viện nào để thực hiện khởi phát chuyển dạ?
Khởi phát chuyển dạ cần được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín, có các bác sĩ, kỹ thuật gây mê hồi sức, phòng mổ và bác sĩ sơ sinh nhằm phối hợp kịp thời ở những trường hợp cần thiết. Từ đó, đảm bảo an toàn cho cả thai phụ lẫn thai nhi.
Dưới đây là thông tin một số bệnh viện phụ sản uy tín hiện nay để thực hiện khởi phát chuyển dạ:
Bệnh viện Phụ sản MêKông
Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng
Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng
Bệnh viện Từ Dũ
Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn
Bệnh viện Hùng Vương
Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc

Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc là một trong những địa chỉ uy tín
Có thể khởi phát chuyển dạ tự nhiên không?
Khởi phát chuyển dạ sẽ sử dụng thuốc hoặc các phương pháp cơ học nhằm tạo ra chuyển dạ khi thai phụ không tự xuất hiện các cơn co chuyển dạ. Vì vậy, việc chờ đợi chuyển dạ tự nhiên vẫn luôn được ưu tiên. Tuy nhiên, đối với các trường hợp thai kỳ khó theo dõi hoặc có dấu hiệu đe dọa đến sự an toàn của mẹ và thai nhi thì sẽ không chờ đợi chuyển dạ tự nhiên.
Hi vọng những thông tin về khởi phát chuyển dạ được chia sẻ bởi mnkienhung.edu.vn sẽ giúp mẹ bầu dễ dàng hơn trong quá trình chuyển dạ sinh con. Đồng thời, có thể lựa chọn được bệnh viện phụ sản uy tín.
Lưu ý các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để có được thông tin chính xác nhất, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia.
Bích Lựu tổng hợp
Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Khởi phát chuyển dạ là gì? 6 Phương pháp khởi phát chuyển dạ phổ biến tại mnkienhung.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.